IV. Phân tich môi trường bên trong:
b. Chiến lược hội nhập dọc
Chúng ta có thể thấy hiên nay Dolce& Gabbana tham gia chủ yếu vào hai giai đoạn giai đoạn sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình.
Trong chiến lược hội nhập dọc công ty luôn dành ưu tiên cho vào quá trình đầu tư, mở rộng hệ thống phân phối của mình. Chiến lược này giúp công ty phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách hàng, đưa các sản phẩm của mình đến tận tay mỗi khách hàng không qua các trung gian phân phối, đãm bảo chất lượng hàng hóa, giá cả và tích hợp với các chiến lược về sản phẩm đã được các nhà thiết kế đưa ra nhằm tạo ra các xu hướng thời trang lâu dài hơn là chạy theo các xu hướng thời trang hiện tại. Các cửa hàng quy mô lớn liên tục ra
đời khắp nơi. Cửa hàng chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ khác nhau. 1990: Mở cửa hàng trưng bày tại New York. 3/1993: Khai trương Showroom mới về thời trang văn phòng dành cho nam giới và phụ nữ tại Piazza Umanitaria. 2/ 2000: Khai trương cửa hàng thời trang dành cho đàn ông ở Milan , Via della Spiga, 26. Năm 2003, công ty tiếp tục tích hợp theo chiều dọc của mình, mở một số cửa hàng hàng đầu trên quy mô lớn. Dolce & Gabbana cũng chuyển sang kiểm soát vững chắc hơn các mạng lưới bán lẻ của mình. Những hoạt động này đã mang lại cho doanh nghiệp nhìu thắng lợi. Vào cuối năm đó, doanh thu của công ty đã lên đến 475.000.000 EUR ($ 525,000,000)
Nắm bắt sự phát triển vượt bậc của công nghệ Internet tác động hoạt động kinh tế hiện nay và những ràng buộc thời gian của con người vào việc mua sắm. Con người ngày càng đòi hỏi cao hơn các điều kiện phục vụ tiện lợi và nhanh chóng. Nắm bắt được những thay đổi đó trong xu hướng tiêu dùng. Dolce & Gabbana đã cho ra đời cửa hàng trực tuyến đầu tiên của mình vào năm 1999 với địa chỉ Web là dolcegabbana.com. Khách hàng có thể mua và đặt hàng trực tuyến, so sánh và lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm của Dolce&Gabbana bởi cửa hàng cho phép hiển thị một số lượng phong phú các sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Cửa hàng trực tuyến cũng là nơi giúp công ty nắm bắt nhanh hơn những thông tin khách hàng, những nhu cầu, sở thích mong muốn và xu hướng tiêu dùng của họ để từ đó có thể cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ tốt hơn cho mọi đối tượng này. Cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp hiện nay đang phục vụ hơn 31 quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, trong chiến lược tích hợp theo chiều dọc để kiểm soát các hoạt động sản xuất. Công ty đã mua 51% cổ phần của Dolce Saveria vào năm 1999. Trong đó, ngoài việc cho phép Dolce & Gabbana tham gia kiểm soát quá trình sản xuất thì hoạt động này đã mang lại cho Dolce & Gabbana khoản thu doanh thu là 58 triệu USD Saveria vào năm đó. Việc mua lại này cũng bao gồm 100% vốn cổ phần công ty con DGS của Saveria. Nhằm giúp công ty xử lý quá trình phân phối cho mạng lưới bán hàng của nhóm. Công ty cũng đã mua 6% cổ phần của công ty sản xuất kính Marcolin để tham gia kiểm soát quá trình sản xuất kính của công ty này thay vì chỉ nhượng quyền cho Marcolin như trước đây.
Đồng thời, để gia tăng năng lực sản xuất riêng của mình, Dolce & Gabbana tiếp tục di chuyển quá trình hội nhập theo chiều dọc. Năm 2000, công ty tiếp tục gia tăng sản xuất các sản phẩm của mình mà trước đây thông qua quá trình cấp phép như khăn choàng, đồ bơi, đồ lót. Cuối năm này, công ty tiếp tục đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm da của riêng mình tại Floren và bắt đầu sản xuất thử nghiệm.
Ngoài ra công ty cũng tự mình sản xuất một số sản phẩm yếu tố đầu vào là các phụ kiện thời trang như kuyu áo, nút áo... mà trước đây nó hoàn toàn phải mua từ các đối tác. Tuy nhiên, không sử dụng dàng trải năng lực của mình. Công ty không quá chú trọng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực mà nó không có lợi thế. Mà thây vào đó, công ty phát triển mạnh mẽ cho cho quá trình phân phối của mình. Dolce &Gabbana có một mạng lưới phân phối rộng lớn trên toàn cầu. Bao gồm 27 cửa hàng tại Mỹ, 26 cửa hàng tại Ý và 7 cửa hàng tại Nhật .Ngoài ra D&G có hệ thống cửa hàng phân bố rộng khắp trên khắp các nước Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Anh, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ, Ukraine, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ, Kuwait, Lebanon, Singapore, Thái Lan….