Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 90)

giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Khi giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp thì Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần xác định rõ chủ

rừng là ai, trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa về lãi suất và thời hạn cho vay vốn phải dài hạn từ bảy đến mười năm hoặc dài hơn là mười lăm năm, phù hợp với chu kỳ trồng rừng. Cho phép doanh nghiệp lấy tài sản rừng trồng đã đầu tư, cộng với vốn đối ứng của doanh nghiệp để thế chấp tài sản vay vốn. Đối với những vùng rừng trồng ở xa, đi lại khó khăn, Chính phủ nên hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hạ tầng giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc gieo trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu.

Về tổ chức chợ đầu mối gỗ nguyên liệu, hiện nay các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang xúc tiến hình thành các chợ đầu mối, tuy nhiên, do quy mô còn nhỏ. Do

đó, để giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí và tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính quyền địa phương cho phép các tỉnh này làm

đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đồng thời để cho chính quyền các tỉnh này tự chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư xây dựng các kho ngoại quan mang tầm cở

quốc gia, tầm cở quốc tế, giống như việc đầu tư kho ngoại quan ở Bình Dương của Tập đoàn Tiến Timber đã và đang đầu tư, để nhập khẩu nguyên liệu với số lượng thật lớn. Việc làm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận ngay nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài, có đầy đủ chứng chỉ FSC, hợp pháp ngay tại trong nước.

Đối với các khu rừng trồng thuộc dự án năm triệu ha rừng và các khu rừng thuộc chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn từ 7 năm đến 10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên thì Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức quốc tế và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đầy đủ thủ tục để khi bắt đầu khai thác nguyên liệu gỗ chúng ta có được chứng chỉ

FSC. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban ngành các địa phương phải thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn quản lý và khai thác rừng theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Kịch liệt và cần phải xử lý thật nghiêm khắc đối với các địa phương đã buôn lỏng việc quản lý rừng, khai thác rừng bừa bãi, vừa làm ảnh hưởng đến năng suất của rừng, vừa làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của nguyên liệu gỗ có xuất xứ từ Việt Nam, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế xuyên tạc các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.

Chính phủ nên đầu tư vốn cho Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam để tổ chức này đầu tư vào xây dựng kho ngoại quan chiến lược mang tầm cở quốc tế, tổ chức này sẽ đứng ra trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn có đầy đủ chứng chỉ FSC từ các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, có đầy đủ chứng nhận hợp tiêu chuẩn và theo quy định của quốc tế như: Mỹ, Canada, Nga…, sau đó Hiệp hội này sẽ phân phối lại cho các đơn vị thành viên với giá ưu đãi. Làm được điều này sẽ vừa tránh đi được hiện tượng các doanh nghiệp tranh nhau mua, tạo điều kiện cho nhà cung cấp nâng gía, vừa tránh đi được việc nhập nguyên liệu gỗ lậu, không có nguồn gốc rõ ràng, làm ảnh hưởng xấu đến ngành đồ gỗ của nước nhà.

3.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề vốn, thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng

trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và dài hạn, theo đó ngân hàng sẽ đứng ra làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, mới đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 8.5%/năm, và ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho ngân hàng điều chỉnh kéo dài thời gian trả nợ đối với doanh nghiệp cho những trường hợp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.

Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện chức năng giống như một ngân hàng thương mại, cho phép Hiệp hội này đứng ra huy động vốn từ các ngành khác nhau, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp khác nhau khắp nơi trong cả nước và cả việc kêu gọi nguồn vốn từ nước ngoài. Sau đó, Hiệp hội này sẽ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành vay lại để mua nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất, mua máy móc thiết bị mới, đổi mới công nghệ sản xuất với thời hạn cho vay có thể là trung hạn hoặc dài hạn. Khi doanh nghiệp giải toảđược vấn đề vốn cho sản xuất thì họ sẽ yên tâm hơn, định ra được mục tiêu, phương hướng và chiến lược rõ ràng hơn cho tương lai phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc xuất khẩu và sẽ tiến tới chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.

Việc Bộ Tài chính ban hành văn bản số 11270/BTC-CST ra ngày 23/9/2008 "Về việc đánh thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuếđối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% như hiện nay cần phải có lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị, chứ áp dụng ngay lập tức như vậy, nhiều doanh nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa.

3.5.3. Kiến nghịđối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu. tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Bộ Giao thông Vận tải cần mở rộng đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm đường xá, cảng, bến bãi hiện tại hoặc nếu Bộ Giao thông Vận tải không đủ tiềm lực tài chính, hoặc bị gánh nặng nhiều vấn đề khác thì có thể kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc mở rộng đường xá

phục vụ cho việc nhập khẩu, xuất khẩu nói chung và cho việc nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng, sau đó cho họ thu lại phí trong một khoảng thời gian nhất định. Việc làm này sẽ làm giảm gánh nặng cho Bộ

Giao thông Vận tải, doanh nghiệp cả trong ngành và ngoài ngành đều được lợi.

3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhân lực

Bô Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các địa phương sát hơn nữa trong việc mở rộng đầu tư thêm trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên về chế biến gỗ,

đào tạo cán bộ quản lý phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ, nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực Tây Nguyên- là những nơi có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hàng năm. Liên kết đào tạo với các chương trình quốc tế của các nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của ngành gỗ hoặc cho phép, khuyến khích các doanh nghiệp được phép liên kết trực tiếp với các trường, các tổ chức nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, liên kết với tổ chức JODC của Nhật Bản (về việc cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực), liên kết với các tổ chức nước ngoài chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành gỗ.

3.5.5. Kiến nghịđối với doanh nghiệp

Ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bền vững tại thị trường Nhật Bản thì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ phải đứng vững được cảở thị trường nội địa. Đối với thị trường Nhật thì yêu cầu gần như mang tính tuyệt đối là phải biết duy trì chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm. Mặt khác, giá bán phải ổn định, sản phẩm phải luôn được cách tân, cải tiến và đa dạng hoá liên tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên mở rộng sang các thị trường khác cũng hết sức tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, thị

trường các nước Đông Âu…Về lâu dài, thị trường nội địa phải được xác định là hậu phương, là thế dựa cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, dường như thị

trường nội địa ít được doanh nghiệp quan tâm và thực tế trong thời gian qua, các doanh nghịêp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã bỏ ngỏ và vô tình đã để cho các sản phẩm

chính sản phẩm của họ đang chiếm thế thượng phong ngay trên chính sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế sân nhà, sức mua của thị trường nội địa đang lên.

3.5.6. Kiến nghịđối với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ởđịa phương

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TPHCM, các Hội ởđịa phương nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản phẩm bán ra, giá cả nguyên liệu, phụ liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng

đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế

giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang web Bộ Công thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ

Việt Nam“. Bên cạnh đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần định hướng cho doanh nghiệp, tư vấn về việc sử dụng vốn đầu tư, phân công công đoạn sản xuất, tránh lãnh phí đầu tư mà vẫn đạt được các mục tiêu đầu tư. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm về sản phẩm và công nghệ, máy móc nhằm giao thương, học hỏi kinh nghiệm, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm Việt Nam.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam nên kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép được thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay lại, được trực tiếp

đứng ra nhập khẩu nguyên liệu và phân phối lại cho doanh nghiệp

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cần phải định hình và cho các doanh nghiệp thấy được các sản phẩm nào là sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm nào đang có lợi thế trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván

nhân tạo..., Sản phẩm nào có thế mạnh, sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực, từ đó hướng các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

3.6. Khuyến nghị đối các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản

Để sản phẩm gỗ Việt Nam có được thế đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản, em khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cần nắm rõ các

điểm sau:

- Đồ gỗ là loại đồ dùng chiếm diện tích nhất trong phòng, để dễ thâm nhập và phát triển mạnh tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản, doanh nghiệp phải chú ý làm sản phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu… do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nói chung là nhỏ, dẫn đến kích thước đồ

dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn. Đây là đặc điểm nổi bật cần nắm rõ trước khi xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản;

- Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm (đen, nâu…);

- Kích thước đỗ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp;

- Nên phối hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, để từđó tạo sự phong phú hơn về mẫu mã, vừa làm tăng giá trị sản phẩm, vừa tạo sựđa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng Nhật;

- Nên tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều công dụng khác nhau, do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa dạng của sản phẩm;

- Sản phẩm phải luôn duy trì chất lượng, trong một lô hàng bắt buộc chất lượng của từng sản phẩm phải giống nhau, không được khác nhau;

- Trong việc phân phối sản phẩm đến thị trường Nhật Bản, đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp tuyệt đối phải giao hàng đúng hẹn, không được phép trễ hẹn dù chỉ một lần;

- Đối với các sản phẩm yêu cầu phải được bao gói thì doanh nghiệp phải hết sức chú ý tránh để sản phẩm bị trầy sướt khi vận chuyển, dù chỉ là vết trầy nhỏ. Thông tin của sản phẩm phải thể hiện chi tiết về nguồn gốc của nguyên liệu, kích

thước, điều kiện bảo hành của sản phẩm…ngôn ngữ thể hiện tốt nhất là song ngữ

Anh - Nhật, vì người Nhật chỉ yêu và thích sử dụng tiếng Nhật.

3.7. Khuyến nghị cho việc nghiên cứu tiếp theo

Trong những năm qua, thị trường đồ gỗ Nhật Bản luôn là một trong ba thị

trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này còn khiêm tốn so với mức kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Do

đó, việc em xây dựng nên các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu trong lúc này sẽ là cần thiết. Và để các chiến lược và các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 90)