Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 31)

* Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp họđều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài.

* Về công nghệ cho sản xuất:

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ

Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, họ chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại từ chính Nhật Bản, Đức, Ý. Từđó họđã sản xuất ra những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Nhật Bản.

* Về sản xuất sản phẩm:

Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm. Ví dụ: Bộ ghế Sofa trong phòng khách vừa kết hợp giữa nguyên liệu chính là gỗ, bên cạnh đó mặt ghế ngồi kết hợp vải bọc nệm, thanh ghế

có kết hợp với inox, làm khách hàng Nhật rất thích thú. Chính vì vậy, mà sản phẩm của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm.

Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, nhiều công dụng, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về

nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và nguôn ngữ luôn

được thể hiện bằng song Ngữ Anh - Nhật, tạo cảm giác thân thiện với người tiêu dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất sang thị trường Nhật Bản luôn có kích thước nhỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại xuất sang Mỹ và Châu Âu. Mặt khác, sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ

sang Nhật Bản luôn đáp ứng đúng theo các quy định của luật pháp Nhật Bản.

* Về giá bán sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn

định, rẻ.

* Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ

sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản trên tất cả các khía cạnh như: Thị hiếu của người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng, các xu hướng, thị

hiếu mới của khách hàng. Họ thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ được tổ chức hàng năm, hai năm một lần tổ chức tại Nhật Bản như: Hội chợ vềđồ

gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc

luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của họ luôn kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội vềđồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp

đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, kết hợp với tổ

chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật Bản. Chính sự kết hợp chặt chẽ này mà sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng.

1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, sản phẩm của Trường Thành xuất sang luôn được thực hiện theo phương châm “Chất lượng cao, giá cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, luôn cách tân và phục vụ tốt”. Về đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, họ đã tìm đến các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, ổn định và nguyên liệu luôn có đầy đủ chúng chỉ FSC như: Hoa Kỳ, Canada... Bên cạnh đó, Tập đoàn Kỹ

nghệ Gỗ Trường Thành cũng đã hướng đến việc tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, họ đã xây dựng dự án với tầm nhìn đến năm 2020 như trồng 40.000 ha rừng tại các tỉnh, thành trong khu vực và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương với công suất gấp 5 lần nhà máy hiện nay tại huyện Thuận An. Về giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất, bên cạnh việc vay vốn từ các ngân hàng trong nước, Trường Thành đã nêm yết Cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TTF, niêm yết cổ phiếu trên cả thị trường chứng khoán Singapore. Dẫn đến vốn cho sản xuất và xuất khẩu của Trường Thành luôn luôn mạnh.

1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước

Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì ổn

định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc

đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia.

Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài.

Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Đối với thị trường

đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật Bản làm ra.

Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…, sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao.

Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Nhật Bản phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ của chính Nhật Bản. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về chiến lược; nghiên cứu các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên cứu tình hình nội bộ công ty; sử dụng các công cụ ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trân IFE, ma trận SWOT sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.

Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng đồ

gỗ, nguồn nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ

Nhật Bản, các chính sách thuế quan, tình hình thị trường, sở thích của người tiêu dùng đồ gỗ Nhật Bản… ta thấy rằng Nhật Bản là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới.

Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và mốt số doanh nghiệp thành công trong nước sẽ rất bổ

ích và là những cơ sở đóng góp cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị

trường Nhật Bản cho năm 2009 này và cho những năm sắp tới.

Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào. Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Điều này sẽđược phân tích rõ, chi tiết tại chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÁC

DOANH VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI

GIAN QUA.

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam

Ngày nay, Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp như trước đây, cho nên nói đến ngành gỗ là nói ngay đến doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các Hiệp hội, qua cơ

chế, chính sách…, còn mỗi doanh nghiệp sẽ tự thân vận động. Trước hết, để có

được cái nhìn rõ hơn về ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng ta hãy cùng nhìn lại tổng quát bức tranh mà ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta đã đạt

được trong thời gian qua:

* Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ: Khẳng định đẳng cấp quốc tế.

Hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử

dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế.

* Bứt phá ngoạn mục

Năm 2004, ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, tăng 88% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả năm 2007 đạt 2,364 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như

Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển…

* Mở rộng thị trường

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu vào 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn xuất khẩu đồ gỗ trang trí sân vườn (outdoor), nay đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc trên thị

* Vị thế mới

Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị

lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế

biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ

EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới

Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn

2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007.

2.2.1. Sản phẩm, kim ngạch, tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU

Về thị trường xuất khẩu: Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này năm 2007 đạt 944,29 triệu USD, tăng 27,42% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như: Giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường… với mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao

Biểu đồ 2.1

Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn

Tiếp đến là Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này năm 2007 đạt 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2008 này và trong những năm tới.

Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ

gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế

trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ.

Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng

đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản phẩm.

Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau.

Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Một phần là do sản phẩm họđược làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ

các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng.

Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 31)