Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 50 - 51)

Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mạị (nay là Bộ Công thương) Bộ Công thương)

Việc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam đến năm 2010 đạt mức kim ngạch xuất khẩu 5.56 tỷ USD xét trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay là rất có khả năng không đạt được. Thực tế kết quả đã đạt được mức kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2.364 tỷ USD và năm 2008 cố gắn lắm cũng chỉđạt 2.78 tỷ USD ( nguồn: www.vietfores.com.vn). Sang năm 2009, tình hình xuất khẩu ngành gỗ sẽ tiếp tục còn khó khăn và Bộ Công thương cũng chỉ dự báo đến hết năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đạt khoảng 3.2 tỷ

USD. Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2009 này.

Theo Bộ Công thương, hiện nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu

đang thiếu trầm trọng, hàng năm, các doanh nghiệp ngành phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Với tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng để sản xuất là 4,49 triệu ha, năm 2006, chúng ta chỉ khai thác được 3,23 triệu m3 (trong đó trên 3,11 triệu ha của rừng tự nhiên, chỉđược phép khai thác 230.000 m3). Năm 2007, chúng ta khai thác được 3.26 triệu m3, mà nhu cầu nguyên liệu gỗ cho cả thị trường trong nước và chế biến đồ gỗ xuất khẩu đến năm 2010 là 11 - 12 triệu m3, trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được từ 20 - 30% (nguồn : www.vinanet.vn).

Nhận xét: Ưu điểm chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là đã nhận định và đưa ra mục tiêu chiến lược đạt mức kim ngạch 5.56 tỷ USD là rất kịp thời, hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, tương xứng với tiềm năng và sự phát triển của ngành. Chính phủ, Bộ Thương mại luôn xác định Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Tuy nhiên, Chiến lược này của Bộ Thương mại có khuyết điểm lớn là khi Bộ Thương mại đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã không đưa ra mục tiêu chiến lược cụ

thể cho từng thị trường đến năm 2010 là bao nhiêu, trong đó thị trường Nhật Bản là bao nhiêu thì Bộ Thương mai chưa xác nhận rõ ràng mà chỉ đưa ra ước tính, dự báo mang tính chung chung. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại đã không tính toán, dự báo chính xác được sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu cao về nguồn nguyên liệu cho sản xuất cho toàn ngành nói chung và nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Mặt khác, Bộ Thương mại khi đưa ra chiến lược xuất khẩu của ngành đã không đề ra những giải pháp cụ thể trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu, vốn cho sản xuất, giải pháp về khoa học công nghệ…Đặc biệt, là Bộ Thương mại khi đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã không đưa đề ra các giải pháp phòng chóng rủi ro khi ngành gỗ xuất khẩu gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức thiết thực và đáp ứng đúng nhu câù của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường nhật bản, thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 50 - 51)