II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:
Chuyện tôi nhớ mã
Tôi thực không ngờ hôm ấy chính mình lại bình tĩnh giải quyết được một tình huống xảy ra đạt kết quả đến như thế. "Thắng lợi" ấy làm tôi cứ nhớ mãi suốt 15 năm qua.
Hôm ấy, sau tiết 2, học sinh lớp tôi nhanh nhẹn tỏa ra sân để tham gia tập thể dục toàn trường. Tôi
đứng trên hiên, phấn khởi ngắm nhìn những động tác đều đặn, nhịp nhàng chuyển động theo nhịp trong. Nhìn lướt theo từng hàng học sinh lớp mình tôi phát hiện thấy thiếu một em ở hàng năm. Tôi vội quay về phía phòng học. Quả đúng như vậy, tôi nhận ra em học sinh đang thập thò ở trong lớp. Vào tiết 3. Tôi cắp cặp vui vẻ bước vào lớp mình. Tiết này tôi dạy bài: "Giáo dục công dân".
Tôi vừa giảng được mấy câu, bỗng ở cuối lớp có một giọng nữ văng ra một câu tục tĩu. Tôi ngừng lời nhìn trừng trừng về phía cuối lớp. Cả lớp cũng nhốn nháo, dồn mắt về phía cuối phòng, trong khi tôi chưa kịp có thái độ gì thì em Năm đứng lên:
- Thưa thầy, giờ thể dục vừa rồi bạn ấy bị mất bút, bạn ấy cứđổ cho em nên em rất
ức. Thanh - một học sinh nữ, nổi tiếng là đanh đá của lớp, đứng lên "đập" lại luôn. - Thưa thầy, bạn ấy lại đấm em vào lưng, em mới... và em đã văng tục
- Tôi cắt lời và nói. - Vâng ạ.
Biết chuyện đã xảy ra như thế, tôi chậm rãi nói: Thanh mất bút, thầy cho mượn bút thầy để ghi bài. Các em đánh bạn và chửi bạn đều có lỗi cả. Thôi chấm dứt, ta học cái đã.
Nói xong, tôi đi xuống cuối lớp đưa bút cho Thanh rồi trở lại tiếp tục giảng. Có điều rất ngẫu nhiên bài học hôm ấy lại là bài đạo đức về: Tính thật thà. Tôi thấy đây là dịp thuận lợi để giáo dục hiện tượng học sinh lấy cắp của nhau nên vừa giảng tôi vừa chú ý theo dõi theo diễn biến của các em học sinh. Đặc biệt là chú ý thăm dò phản ứng của em Tiến (cậu học trò không ra tập thể dục).
Đến cuối giờ dạy, tôi đặt một câu hỏi:
- Em hãy nêu lên hiểu biết của mình để giải thích thế nào là tính thật thà? Nhìn khắp lớp một lượt rồi tôi dừng lại nhìn Tiến và chỉđịnh em phát biểu.
Tiến đứng lên, lưỡng lự rồi lại cúi đầu xuống, mặt đỏ dần, nước mắt rơm rớm. Em
đã không trả lời vào câu hỏi mà bất ngờ nói:
Thưa thầy, như là em không thật thà vì đã lấy bút của bạn Thanh.
Cả lớp tròn mắt ngạc nhiên. Còn tôi không khỏi xúc động và phấn chấn trước kết quả rất bất ngờ...
Chống chế
Ngày 20 tháng 11. Căn phòng tôi ở như ngập trong hoa và hương thơm ngào ngạt. Lớp lớp học sinh hớn hởđến chúc mừng thầy, nhân Ngày Hiến chương các nhà giáo. Nhóm này đang chuyện trò rôm rả
với thầy, nhóm khác đã ríu rít kéo nhau đến chào mừng. Tôi luôn bị xúc động trước những biểu lộ
tình cảm của các em...
Trong lúc tôi đang tiếp nhóm học sinh nhỏ lớp 10 thì một tốp anh chị thanh niên xuất hiện. Các anh chịđó ăn mặc rất "mốt". Chị nào cũng môi son má phấn, mắt long lanh trông rất đẹp và lịch sự. Mới vào đến sân đã tươi cười:
- Chúng em chào thầy ạ. Nhân Ngày Hiến chương... Tôi mừng quá, vội ra cửa đón các em vào và nói luôn:
- Nhân Ngày Hiến chương các nhà giáo, được gặp lại các em, thầy chúc các em mạnh khỏe này, tiến bộ nhanh này và... rất hạnh phúc nữa.
Các em nhìn nhau cười vui vẻ. Một em nhanh nhẩu:
Thưa thầy, chúng em là học sinh cũ lớp 12B khóa 1984. Thầy còn nhớ tên em không ạ? Thế mới gay cho tôi. Đã có hàng trăm em học qua và trưởng thành, quả thực tôi không sao nhớ
hết được. Chả lẽ lúc này trả lời là "thầy quên" thì thật là dở...
Bí quá tôi liền tìm cách "cười xòa" vậy. Tôi nhìn từng em rồi hồ hởi cười nói:
- Các em ạ. Cái hồi các em học lớp 12B thì mới chỉ là những nụ hoa chúm chím thôi còn hôm nay... Hôm nay tất cả các em đã trở thành những bông hoa nở rộ, đẹp rực rỡ như thế này thì... có trời cũng chẳng nhận ra được?
Thế là mọi người phá lên cười tâm đắc. Mà xem ra các em lại có vẻ khoái với cách "chống chế" của tôi