Những dòng nhật ký

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM docx (Trang 47 - 50)

I. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

Những dòng nhật ký

Tiết Chào Cờ đầu tuần vào thứ hai được tổ chức khá trang nghiêm. Học sinh các lớp nhanh chóng tập hợp và lớp lớp đã thẳng hàng. Các thầy, các cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễđài.

Sau phần nghi thức chào cờ, thầy giáo trực tuần lên đọc bản tổng kết tình hình các lớp tuần qua, sau

đó thầy trịnh trọng giới thiệu:

- Tiếp theo chương trình, tôi xin kính mời thẩy hiệu trưởng lên tuyên dương và phê bình học sinh hàng tuần.

Tôi đứng lên, chậm rãi bước tới bục nói chuyện.

Học sinh các lớp đã im lặng hẳn, nhiều con mắt mở to ngước nhìn lên. Tôi đưa mắt quan sát một lượt rồi dõng dạc:

Thưa các thầy cô cùng các em thân mến? Trong tuần lễ vừa qua, chúng ta vui mừng thấy một số lớp đã vươn lên đạt tỷ lệ "giờ học tốt" khá cao: trên 80%, như các lớp 12A, 12C, 11A, 10A rồi 10B. Ở những lớp trên đây, thầy phấn khởi thấy sổ đầu bài có nhiều ngày ghi toàn giờ tốt, thế mới giỏi chứ?

Cả trường bỗng cười rộ lên trước lời nói vui vẻ trên. Tôi vỗ tay khen ngợi, thầy trò cả trường cũng vỗ tay nối tiếp đầy phấn chấn.

Đợi cho đợt vỗ tay đã ngớt, tôi "chuyển gam" (như anh em giáo viên vẫn nói đùa) giọng nghiêm khắc hẳn lên:

- Tuy vậy, thầy cũng rất không hài lòng trước một số em còn đi học muộn, một số vẫn còn mất trật tự. Các em đó, trong buổi sinh hoạt lớp đã được các thầy cô chủ nhiệm nhắc nhở, phê bình tại lớp rồi. Ngừng một giây (để tạo không khí quan trọng) tôi tiếp tục dằn giọng:

- “Hôm nay, trước tất cả các thầy cô giáo trước toàn thể các em học sinh toàn trường (tôi nhấn mạnh từ "toàn”) tôi nghiêm khắc phê bình việc vi phạm nội quy của một học sinh...”

Tôi liền cúi xuống, cầm quyển sổ lên đeo cặp kính trắng rồi đọc:

- “Em đó là: Phạm Thu Hương lớp 11C". Thế là hàng trăm con mắt đổ dồn về phía lớp 11C. Tôi cũng chăm chăm nhìn về phía này, rồi tiếp tục nhấn mạnh:

- "Học sinh Hương tuần qua đã vi phạm liền hai khuyết điểm.

Một là: Trong giờ vật lý, Hương ngủ gật không ghi chép gì cải Thầy giáo bộ môn ghi nhận xét trên vào sổ đầu bài. Khuyết điểm thứ hai, trầm trọng hơn, đó là: Ngay ngày hôm sau Hương đã cấu rách luôn đòng chữ ghi về mình ở sổđầu bàn.

Không khí xao động hẳn lên, học sinh quay ngang quay ngửa bàn tán. - Yêu cầu em Hương đứng lên! - Tôi nghiêm giọng.

Từ cuối hàng lớp 11C , Hương từ từ như miễn cưỡng đứng lên. Em không đứng thẳng mà nghiêng nghiêng về một bên, mặt cúi gằm.

Thấy tư thế đứng (chưa nghiêm chỉnh) và vẻ mặt (chưa tỏ ra hối lỗi) của Hương, tôi càng bực bội nói: - "Tôi yêu cầu em đứng nghiêm để nhận lỗi". Hương từ từ buông thõng hai tay xuống nhưng vẫn

đứng với tư thế nghiêng nghiêng và lệch người như cũ.

- "Em có nghe thấy tôi nói gì không?" - Hương không trả lời, vẫn đứng như thế, mặt ngẩng lên vẻ nặng nề.

Bực tức đến điên người. "Học sinh mà dám phản ứng thách thức với cả thầy hiệu trưởng thì còn kỷ

cương gì nữa, ta chịu thua học sinh sao? Phải kỷ luật thật nghiêm". Tôi đi đến quyết định và tuyên - Trước thái độ học sinh Hương, không nghiêm chỉnh nhận lỗi, tôi quyết định: Khiển trách Nguyễn Thu Hương trước toàn trường. Tôi yêu cầu lớp 11C tiếp tục kiểm điểm thái độ trên của Hương. Tôi đề

nghị cô giáo chủ nhiệm giời bố mẹ em tới trường để thông báo tình hình trên.

Sau khi tuyên bố quyết định, tôi không muốn kéo dài thêm tiết "tập trung" nữa liền nói gọn lỏn: Xin mời các thầy cô và các em về lớp.

Học sinh thở phào nhẹ nhõm, lại ồn ào cười nói tỏa về các lớp.

Tôi cúi đầu, chậm bước trở về phòng làm việc với tâm trạng không vui. Tôi ngồi vào bàn làm việc, với tay lấy quyển sổ nhật ký công tác hiệu trưởng" rồi cẩm bút định ghi lại sự việc vừa rồi.

Bỗng có tiếng gõ cửa nhè nhẹ: - Xin mời vào.

Cô Hồng, giáo viên chủ nhiệm lớp 11C mở cửa bước vào.

Mang sẵn ý nghĩ cô Hồng là một giáo viên chủ nhiệm tuy có nhiệt tình gần gũi, thân thiết với học sinh nhưng lại hay "bênh" học sinh lớp mình phụ trách nên khi vừa thấy cô bước vào, tôi nói luôn một thôi:

- Hành động của em Hương, cô đã thấy rõ chứ? Tôi không thể chịu nổi loại học sinh bướng hỗn

đến như thế. Tôi yêu cầu cô cho lớp học ngay vào cuối buổi học hôm nay để tiếp tục kiểm điểm Hương. Nhân đây, tôi cũng thấy cô cần rút kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vừa nghe tôi nói, cô Hồng vừa với tay rót hai chén nước nóng. Vẫn giọng nhẹ

nhàng cô nói: - Mời thầy xơi nước, em xin trình bày...

- Thưa thầy, tuần qua em Hương có lỗi lớn. Lớp và trường phê bình như vậy là rất đúng. Còn... hiện tượng sáng nay, Hương không đứng nghiêm, mong thầy thông cảm cho...

Tôi tròn xoe mắt, cướp lời:

Trời, sao cô lại có thể bảo tôi thông cảm được cơ chứ? Một học sinh không chịu

đứng thẳng nghiêm lấy một giây để nhận lỗi mà cũng chấp nhận được sao?

- Vâng, đúng thế thầy ạ... Em Hương không đứng thẳng nhận lỗi vì ... đôi chân em ấy không thể đứng thẳng được ... ? Em ấy bị thương vào chân từ nhỏ. Tôi bị bất ngờ, giật mình sửng sốt:

- Cô nói cụ thể tôi nghe.

- Đúng như vậy đấy thầy ạ. Em Hương đã bị thương trong trận bom B52 dội xuống thành phố ta năm xưa...

Trong một buổi thăm gia đình Hương, bố em đã kể lại:

- "Cô giáo ạ đêm đó tôi đang ở trong nhà máy điện làm ca ba. Còi báo động vừa dứt đã thấy bom nổ "đoành... đoành" trên đầu rồi. Đêm ấy ở nhà chỉ còn có ba mẹ con. Anh cháu Hương chạy kịp ra hầm. Nhà tôi luống cuống, ãm cháu Hương lúc đó mới lên ba. Hai mẹ con cháu mới chạy ra đến sân thì bị trúng bom? Khi mọi người chạy đến cứu thì mẹ cháu đã chết rồi. Còn cháu thì máu me đầy người nhưng vẫn thoi thóp thở. Mọi người vội chuyển cháu đi bệnh viện cấp cứu. Tuy cháu Hương qua khỏi nhưng chân trái bị co gân.

Từ đó đến nay nhà chỉ còn lại ba bố con. Cháu Hương là út, cháu càng lớn càng giống mẹ, tôi thương và chiều cháu, có lẽ vì thế nên cháu cũng có tính hay hờn dỗi, tự ái và sinh ra ương bướng nữa. Ngày đêm tôi mong sao cháu học hành khôn lớn để khỏi ân hận với mẹ cháu , cô ạ ... "

Kể lại câu chuyện thương tâm trên, mắt cô Hồng cũng đỏ hoe nhìn tôi.

Thưa thầy, chắc thầy đã hiểu và thông cảm vì sao em Hương lại không đứng thẳng

được.

- Tôi hiểu, cô Hồng ạ, cám ơn cô (Tôi nói để giấu nỗi xúc động trong lòng). Giờ

chào cờ tuần tới tôi sẽ minh oan cho em Hương.

Cô Hồng đi khỏi, tôi cảm thấy không thể không ghi vào quyển sổ "Nhật ký công tác hiệu trưởng" của mình những dòng ngắn ngủi đầy ân hận: "Ngày 10 tháng 3 năm

1985"

Chuyện về em Hương sáng nay là một sai phạm trong công tác lãnh đạo của mình

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM docx (Trang 47 - 50)