Một bài giảng nhớ đời !

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM docx (Trang 81 - 85)

II. NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ:

Một bài giảng nhớ đời !

Sau khi ổn định lớp, tôi từ từ giở tấm bản đồ để chuẩn bị cho việc giảng bài mới. Khi tấm bản đồ đang cuộn tròn được giở ra, tôi bỗng giật mình sững cả người nhận ra là mình đã vội vàng nên mang nhầm tấm bản đồ về "Phân vùng nông nghiệp Việt Nam" (Bản đồ này đã được dùng để giảng dạy

ở bài trước). Lúc này tôi trở nên lúng túng quá, bản đồ đã giở ra rồi, lại cuộn lại hay treo lên? Lấy gì

để giảng bài mới bây giờ? Thật là may, trong lúc đang loay hoay, tôi chợt nảy ra một ý nghĩ và thế là với vẻ mặt bình tĩnh như không có gì xảy ra, tôi tiếp tục treo tấm bản đồ lên tường rồi quay xuống lớp nhìn học sinh một lượt rồi nói:

- Bây giờ thầy tiến hành kiểm tra bài cũ nhé, nào mời em Hùng lên bảng.

Đợi Hùng lên bảng, tôi đưa cho em cái "que chỉ bản đồ" và ra câu hỏi;

Em Hùng hãy chỉ trên bản đồ các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta.

Hùng mạnh dạn vừa chỉ trên bản đồ vừa trả lời một cách khá trôi chảy. Tôi mỉm cười tỏ vẻ rất vui lòng, sau đó nhận xét và tuyên bố cho em Hùng 9 điểm. Học sinh dưới lớp, sung sướng vui vẻ

"ồ" cả lên, nhiều cánh tay giơ lên xin thầy cho được kiểm tra. Tôi phấn khởi ra hiệu cho các em yên lặng trở lại, rồi vui vẻ nói:

Các em cố gắng học và nắm vững bài như vậy là tốt lắm, bây giờ ta giành thời gian để học bài mới. Tôi quay vào tường "đàng hoàng" hạ và cuộn tấm bản đồ để chuyển sang giảng bài mới. Sau khi trình bày mấy lời "vào bài" tôi quay vào bảng nắn nót ghi tiêu đề bài học mới:

“Nhng vn đề phát trin công nghip Vit Nam ".

Quả thật càng viết tôi càng thấy thêm lúng túng, bây giờ tính sao đây? Làm gì có bản đồ để dạy bây giờ? Đành "dạy chay hay sao? ... nhưng cũng chính trong giây phút lúng túng, băn khoăn đó tôi lại nảy ra một "phương án xử lý sự cố" và thế là tiếp tục bình tĩnh giảng bài. Khi giảng đến phần "cơ cấu công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ" tôi liền ngừng lại và hướng dẫn học sinh:

- Các em chú ý này, phần này các em học bằng cách quan sát và phân tích lược đồ

in trong sách giáo khoa, nào các em cùng giở trang 44 - giở cả chưa nào? Giở cả rồi ạ!

Tôi hướng dẫn tiếp.

Bây giờ, thầy nêu từng câu hỏi gợi ý, còn các em sẽ quan sát trên lược đồđể xung phong trả lời nhé. Thầy lưu ý các em cần nắm vững ký hiệu về khoáng sản và ký hiệu từng ngành công nghiệp.

Giờ học tiếp tục diễn ra thật sôi động, tôi đưa ra câu hỏi, các em cắm cúi trên lược đồ trong sách rồi giơ tay xin trả lời đâu vào đấy. Sau khi giảng xong tiểu mục, tôi ngừng lại và căn dặn các em:

- Giờ học tới phần kiểm tra bài cũ thầy sẽ sử dụng bản đồ treo tường về "công nghiệp Việt Nam" để yêu cầu các em quan sát, chỉ trên bản đồ và trả lời các vấn đề mà hôm nay chúng ta đã học,

được không? Dạđược ạ. - Được ạ

Thế là tôi đã tiến hành "thành công" một bài giảng nhưng cũng thật là "một bài giảng nhớđời"

Ht n

Giờ thao giảng tại lớp 10B1 hôm nay, do tổ chỉ định, tôi không khỏi hồi hộp, lo lắng. Lớp 10B1 này có tới 6 cậu học trò lưu ban mà chúng tôi vẫn gọi đùa, nhắc nhau là "những tay cao thủ" của khối B (hệ B). Các em ấy vẫn đến trường nhưng hay trốn các tiết học và thường xuyên gây gổ đánh nhau, trêu thầy, cô. Đặc biệt là hay quậy phá các giờ thao giảng, có đông người dự. Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã bị bẽ bàng trước cái lối quấy rối đã thành kỹ sảo của các học sinh này.

Bước vào lớp, tôi nhìn nhanh một lượt xuống tận bàn cuối và nhận được những ánh mắt khác nhau của học trò. Em thì vui vẻ, hồn nhiên. Em thì lo lắng, băn khoăn. Nơi này chờđợi. Nơi kia hình nhưđịnh sẽ làm gì ...

Hít một hơi dài để lấy lại bình tĩnh, tôi nói vài lời lấp chỗ trống và đi vào tiết học:

- Cô đã dặn các em soạn bài mới và học thuộc lòng bài "Sóng" của Xuân Quỳnh. Tôi đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:

- "Em hãy đọc thuộc và phát biểu chủđề của bài thơ" Cả lớp im lặng. Học sinh ra chiều nghĩ lung lắm.

Tôi lần tên học sinh trên trang sổ điểm và đưa mắt nhìn toàn lớp động viên, khích lệ.

Vẫn tịnh không một tiếng động. Chú ý một chút lắng nghe được cả từng hơi thở. Tôi hơi lo. Hay học trò không thuộc bài? Bắt đầu lúng túng, tôi hỏi tiếp - như một lời

đệm cho sinh hoạt:

- Sao lớp im phăng phắc thế. Cô đã dặn dò bài chưa nhỉ? Vài em rụt rè, nói nhỏ (vì có đông người dự):

- Rồi... ạ?

Bỗng từ bàn cuối, có mấy lời đồng thanh, nói to và rõ nhất là tiếng Cường, Nguyên... giọng kéo dài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chư... ạ... ạ?

Hình như các em đó đã bắt mạch tâm trạng bối rối của tôi ấy, tôi lấy lại được bình tĩnh và gọi ngay em Cường lên bảng.

Cường không thuộc bài. Song, quen liếng thoắng, Cường trả lời ngay, gọn lỏn: Thưa cô, em không học ạ!

Cần thiết phải xoáy vào điều đó để phân rõ trắng, đen. Tôi quay xuống lớp thăm dò

để lấy dư luận tất át những biểu hiện xấu. Tôi nói rành rọt:

Hôm trước, cô có dặn các em học bài và chuẩn bị bài không? Tôi gọi liền hai em học khá, ngoan ngoãn phát biểu:

- Thưa cô, có ạ?

Tiếng đáp to, rõ ràng, đã làm nền cho niềm tin của cả lớp.

Vẫn câu hỏi đó, tôi hỏi luôn Nguyên, không thểđánh trống lảng, Nguyên đứng im.

Đoạn, em liếc sang Cường, rồi ấp úng: Thưa... có ạ?

Bước xuống bục, tiến đến bên Cường, nhìn thẳng vào mắt em, tôi nói nhỏ: Cường thấy thế

nào?

Cường miễn cưỡng đứng dậy, chậm rãi:

Thưa cô, có... ạ. Hôm qua, em mệt nên không học được. Tôi cười. Mất đi vài phút nhưng nhẹ cả người. Tôi nhấn mạnh:

- Cường không học được vì mệt. Ừ thì cứ cho như thế, song không được nói sai sự thật. Có thể em nói đùa? Nhưng trong giờ học, không được nói đùa bừa bãi như vậy, làm ảnh hưởng chung cho các bạn. Hơn nữa, Cường còn khuyết điểm là chưa thuộc bài. Đúng như dự đoán của tôi, cả giờ không ai quậy phá nữa. Tiết học trôi đi tất đẹp.

Không có ngòi nổ thì "sáu quả bom" đều đành nằm im.

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM docx (Trang 81 - 85)