PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm doanh nghiệp tư nhân giấy Tùng Phát Long An (Trang 69 - 73)

4. Chì (Pb): Đây là một kim loại nặng ảnh hưởng đế nô nhiễm môi trường rất nhiều Vì nó có khả năng tích luỹ lâu dài trongcơ thể và gây nhiễm độc người,

4.1PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Mô hình làm thoáng ngày nay được sử dụng rộng rãi và thông dụng nhất tại nước ta. Nhờ vào đặc tính hiệu quả và đơn giản của hệ thống mà ở đây tôi cũng sử dụng phương pháp này đó là: Làm thoáng – Lắng – Lọc.

Để có cơ sở chắc chắn nhằm thiết kế hệ thống xử lý hoàn chỉnh đạt chất lượng cho sinh hoạt và đạt tiêu chuẩn cho ăn uống thì việc nghiên cứu và phân tích hướng giải quyết là điều được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên để việc nghiên cứu và phân tích mang lại hiệu quả cho thiết kế hệ thống đạt theo TCVN thì chạy mô hình là điều không thể tránh khỏi.

Ơû đây mô hình được thu nhỏ với mức giới hạn có thể cho phép bao gồm: Giàn mưa, bể trộn tiếp xúc, bể lắng, bể lọc… là những công trình không thể thiếu trong hệ thống. Tuy nhiên điều quan trọng nhất ở đây là mô hình có xử lý đạt hiệu quả không. Để điều tra điều đó thì vấn đề phân tích phải đi song song bên cạnh. Tức là một mẫu nước sau khi qua mô hình thì phải đạt hai vấn đề

- Loại được hầu hết kim loại trong nước ngầm và dựa theo TCVN - Các chỉ tiêu: độ PH, độ cứng, CO2….cũng phải đạt

Do đó việc chạy mô hình được chọn là điều tất yếu

Quá trình làm thoáng:

Trong nước thiên nhiên, kể cả nước mặt hay nước ngầm đều có chứa hàm lượng kim loại nhất định, đặt biệt là sắt. Hàm lượng sắt và dạng tồn tại của chúng tuỳ thuộc vào từng loại nguồn nước, điều kiện môi trường và nguồn gốc tạo thành của chúng.

Trong nước mặt: Sắt tồn tại ở dạng hợp chất Fe3+thường là Fe(OH)3 không tan ở dạng keo hay huyền phù, hoặc ở dạng hợp chất hữu cơ phức tạp, ít tan hàm lượng sắt trong nước mặt thường không lớn và sẽ đạt được trong quá trình làm thoáng trong nước

Trong nước ngầm: Sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hoá trị 2 (Fe2+) là thành phần của các muối tan FeH(CO3)2, FeSO4… Hàm lượng sắt có trong nước ngầm cao thường phân bố không đều trong các lớp trầm tích dưới sâu.

Do đó: Trong bất kỳ một hệ thống xử lý nước nào thì quá trình làm thoáng luôn được đưa ra như một nguyên lý chung và cần phải làm.

Thức chất phương pháp làm thoáng là làm giàu owi cho nước tạo điều kiện để kim loại Fe2+oxi hoá thành Fe3+, sau đó Fe3+ thực hiện quá trình thuỷ phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH) rồi dùng bể lọc giữ lại

Làm thoáng ở 2 dạng

- Làm thoáng tự nhiên - Làm thoáng nhân tạo

Sau khi làm thoáng quá trình oxi hoá Fe2+ và thuỷ phân Fe3+ có thể xảy ra trong môi trường tự do, môi trường hạt hay môi trường xúc tác.

Quá trình lọc: Sử dụng vật liệu lọc ODM

Hiện nay nói đến lọc thì việc đầu tiên cần làm là tìm một loại vật liệu nào đó nhằm mục đích xử lý nguồn nước đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Để làm được điều đó thì ở đây tôi đã chọn vật liệu lọc là ODM và cho vào bể lọc sau đó cho mẩu nước sau khi làm thoáng đi qua. Mẫu nước sau cùng thu được đạt theo TCVN. Xin giới thiệu một số thông số kỹ thuật của vật liệu lọc ODM như sau:

- Nước sản xuất ở Nga

- Sản phẩm được Cơ quan quản lý bằng sáng chế và thương hiệu của cộng hoà Liên Bang Nga cấp bằng sáng chế 2141375 , ngày 15/12/1998.

- Vật liệu lọc đa năng ODM – 2F là sản phẩm thiên nhiên( thành phần chính là diotomit, zeolit, bentonit) được hoạt hoá ở nhiệt độ cao, đưa vào ứng dụng từ năm 1998 trong nhiều công trình ở Nga, Ukraina, Uzbekistan,..(tại các thành phố Matxcơva, Perma, Yekaterinburg, Irkustsk, Omsk) và nhiều quốc gia khác. Sử dụng tại Việt Nam từ năm 2002.

- Phạm vi ứng dụng: Có thể thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước và nước thải. Sản phẩm được chứng nhận an toàn sử dụng trong cấp nước sinh hoạt và ăn uống.

- Đặc tính: là chất hấp phụ, hấp thụ và là vật liệu lọc đa năng. - Thành phần hoá học cơ bản:

SiO2 ≤84%; Fe2O3≤3,2%; Al2O3+MgO+CaO=8%

Đặc tính kỹ thuật:

Chỉ tiêu Đơn vị Thông số

Kích thước hạt mm 0,5 –1,2 Tỷ trọng kg/m3 650 Diện tích bề mặt m2/g 120 – 180 Độ xốp % 70 Dung lượng hấp thụ g/g 1,3 Độ ngậm nước % 90 – 95% Khả năng ứng dụng

- Nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6,5 – 8,0 - Xúc tác quá trình khử sắt (Fe< 35mg/l)

- Giảm hàm lượng Nitrogen (Nitrit, Nitrat, Amôni), Photphat(20 – 50% tuỳ theo tốc độ lọc từ 4 – 7m/ giờ), có khả năng khử Flo trong nước (tác dụng tương tự hạt xúc tác Alumina).

- Giảm hàm lượng một số chất hữu cơ có trong nước. - Khử các kim loại nặng như: Đồng, Kẽm, Crôm, Niken - Giảm hàm lượng dầu (hấp thu khoảng 90 mg dầu / g hạt) - Khử các chất phóng xạ

Ưu điểm:

- Kết hợp nhiều công đoạn xử lý như: Xúc tác, Tạo bông, Lọc cặn trong cùng một thiết bị.

- Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý - Vận hành đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thể thay thế các loại vật liệu lọc đang được sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc.

- Lượng nước rửa lọc thấp hơn các loại vật liệu khác. Không cần sục gió.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm doanh nghiệp tư nhân giấy Tùng Phát Long An (Trang 69 - 73)