0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Khí Sunfua Dihydro H2 S: Sunfua Dihydro là sản phẩm của quá trình phân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIẤY TÙNG PHÁT LONG AN (Trang 42 -43 )

huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước.

Trong nước mặt Sunfua Dihydro được oxy hoá thành dạng Sunfat. Do vậy, sự có mặt của khí H2S trong nó chứng tỏ nguồn nước mặt đó đã bị nhiễm bẩn và có quá thừa chất hữu cơ chưa phân huỷ, tích tụ ở đáy các nguồn nước.

Trong nước ngầm, khí H2S là sản phẩm của quá trình khử diễn ra trong nước. Nó cũng thường xuất hiện trong nước ngầm mạch nông khi nước ngầm nhiễm bẩn các loại nước thải.

Hàm lượng khí H2S hoà tan trong nước nhỏ hơn 0,5mg/l đã tạo cho nước có mùi khó chịu và làm cho nước có tính ăn mòn kim loại.

3.3.2.9 Các hợp chất Silic

Trong nước thiên nhiên thường có các hợp chất Silic. Mức độ tồn tại của chúng phụ thuộc vào độ pH = 8 – 11 Silic chuyển sang dạng HSiO3, khi pH nằm trong

khoảng pH = 8 -11 Silic chuyển sang dạng HSiO3, các hợp chất này có thể tồn tại ở dạng keo hay dạng ion hoà tan.

Sự tồn tại các hợp chất này trong nước cấp cho nồi hơi rất nguy hiểm do cặn Silicat đóng thành nồi hơi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống.

3.3.2.10 Clorua Cl

Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hoà tan các muối khoáng hay bị ảnh hưởng quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ở các đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra mắc bệnh thận cho người sử dụng. Ngoài ra nước chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với bêtông.

3.3.2.11 Sunfat (SO4 2−)

Ion sunfat thường có nguồn gốc khoáng chất hay nguồn gốc hữu cơ. Nước có hàm lượng sunfat lớn hơn 250mg/l có tính độc hại cho sức khoẻ người sử dụng

3.3.2.12 Các kim loại nặng có tính độc cao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIẤY TÙNG PHÁT LONG AN (Trang 42 -43 )

×