0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

QUÁ TRÌNH KEO TỤ VAØ PHẢN ỨNG TẠO BÔNG CẶN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIẤY TÙNG PHÁT LONG AN (Trang 54 -56 )

4. Chì (Pb): Đây là một kim loại nặng ảnh hưởng đế nô nhiễm môi trường rất nhiều Vì nó có khả năng tích luỹ lâu dài trongcơ thể và gây nhiễm độc người,

3.5.3 QUÁ TRÌNH KEO TỤ VAØ PHẢN ỨNG TẠO BÔNG CẶN

Keo tụ và bông cặn là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính các chất làm bẩn nước ở dạng hoà tan hay lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng được trong bể lắng hay kết dính trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất.

Khi trộn đều phèn với nước cần xử lý, các phản ứng hoá học và lý hoá xảy ra tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước. Khi được trung hoà , hệ keo dương này là các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nước và dính kết với nhau tạo thành các bông cặn. Do đó, quá trình tạo nhân dính kết gọi là quá trình keo tụ còn quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.

Trong kỹ thuật xử lý thường dùng phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt FeCl3, Fe2 (SO4)3 và FeSO4. Hiện nay, đã có hai nhà máy sản xuất phèn nhôm (một ở Khu Công Nghiệp (KCN) Việt Trì, còn lại ở Tân Bình - Thành Phố Hồ Chí Minh).

Quá trình sản xuất, pha chế định lượng đơn giản nên tại Việt Nam thường dùng phèn nhôm. Còn phèn sắt tuy có hiệu quả keo tụ cao, nhưng các quá trình khác như sản xuất, vận chuyển và định lượng phức tạp nên chưa được sử dụng. Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào điều kiện khuấy trộn (nhanh, đều) nhiệt độ của nước (nhiệt độ càng cao càng tốt), pH của nước (nếu sử dụng phèn nhôm thì pH nằm trong khoảng 5,7 - 6,8) và phụ thuộc vào độ kiềm (độ kiềm của nước sau khi pha phèn còn lại >= 1mđlg/l)

Quá trình dùng phèn nhôm khi pha nhôm vào nước, chúng phân ly thành các ion Al3+ các ion bị thuỷ phân trở thành Al(OH)3

Al3+ + 3HO = Al(OH)3 + 3H+

Trong khi đó dùng phèn sắt, phèn sắt chia làm hai loại: Phèn sắt (II) và phèn sắt (III). Phèn sắt (II): Fe2(SO4) khi cho vào nước phân ly thành Fe2+ và bị thuỷ phân thành Fe(OH) 2

Fe2+ + 2H2O = Fe(OH) 2 + 2H2

Fe(OH)2 vừa được tạo thành vẫn còn độ hoà tan trong nước lớn, trong nước có oxy hoá hoà tan, Fe(OH)2 sẽ bị phân hoá thành Fe(OH) 3

4Fe(OH) 2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH) 3

Phèn sắt (III) ( loại FeCl3 hay Fe(SO4)3 khi cho vào nước phân ly thành Fe3+ và bị thuỷ phân thành Fe(OH)3

Fe3 + + 3HO2 = Fe(OH)3 + 3H+

Hiệu quả của quá trình tạo bông phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy trộn để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và kết dính vào nhau. Nếu là keo tụ trong môi trường thể tích, phụ thuộc vào độ đục của nước thô và nồng độ cặn đã được dính kết từ trước nếu là keo tụ trong lớp vật liệu lọc.

Để tăng quá trình tạo bông, thường cho vào bể phản ứng tạo bông cặn chất trợ keo tụ polyme. Khi tan vào nước, polyme sẽ tạo ra liên kết lưới loại anion nếu

trong nước cần xử lý thiếu ion đối (như SO2 2−,...) hay loại trung tính nếu thành phần ion và độ kiềm của nước nguồn thoả mãn điều kiện keo tụ tạo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIẤY TÙNG PHÁT LONG AN (Trang 54 -56 )

×