QUÁ TRÌNH LỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm doanh nghiệp tư nhân giấy Tùng Phát Long An (Trang 57 - 60)

4. Chì (Pb): Đây là một kim loại nặng ảnh hưởng đế nô nhiễm môi trường rất nhiều Vì nó có khả năng tích luỹ lâu dài trongcơ thể và gây nhiễm độc người,

3.5.5 QUÁ TRÌNH LỌC

Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lổ rỗng. Nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc nước qua bể là:

- Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc

- Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng, nồng độ và khả năng dính kết của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.

- Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc và độ chênh áp lực dành cho tổn thất của một chu kỳ lọc.

- Nhiệt độ và độ nhớt của nước.

- Vật liệu lọc là yếu tố quyết định quá trình lọc. Do đó, cần chú ý các đặc tính của vật liệu lọc trong sản xuất và chọn lớp vật liệu lọc.

- Hiệu quả của quá trình lọc phụ thuộc rất nhiều vào kích thước hạt của lớp vật liệu lọc

- Đường kính hiệu quả d10 là kích thước của mặt sàn. Khi sàn để lọt 10% trọng lượng các mẫu hạt, còn 90% trọng lượng của mẫu hạt nằm trên sàn.

- Hiệu quả lọc còn phụ thuộc vào độ đồng nhất và kích thước của các hạt vật liệu lọc. Biểu thị bằng hệ số của lớp vật liệu lọc.

- Chiều cao của lớp vật liệu lọc

- Chọn phụ thuộc vào kích thước của hạt và vận tốc lọc. Kích thước hạt càng lớn, vận tốc càng cao thì lớp lọc phải càng dày. Ngược lại, kích thước hạt lọc bé, vận tốc lọc thấp có thể chọn lớp vật liệu này có chiều dày mảng hơn. Lớp vật liệu lọc có thể chỉ là một loại hạt đồng nhất (cát lọc) hay có thể gồm hai hoặc nhiều lớp vật liệu lọc có kích thước và tỷ trọng khác nhau.

Có thể phân bể lọc làm 3 loại chính: Lọc chậm, lọc nhanh trọng lực (gồm bể lọc hở và bể lọc áp lực) có nhiều dòng nước đi từ trên xuống và loại còn lại là lọc ngược hay lọc tiếp xúc có nhiều dòng nước đi từ dưới lên trên.

Bể lọc chậm tốc độ lọc 0,1 - 0,5 m/h dùng bể lọc nước có độ đục thấp ≤ 30mg/l và không phải pha phèn.

Bể lọc nhanh trọng lực và bể lọc tiếp xúc, dùng bể lọc nước đã pha phèn lắng hay có thể lọc trực tiếp không qua quá trình lắng.

Ưu điểm của bể lọc chậm so với bể lọc nhanh trọng lực là: - Không phải pha phèn

- Thiết bị đơn giản, dễ dàng vận hành, quản lý

- Cát lọc có cỡ hạt bé rất dễ dàng tìm kiếm, cung cấp tại địa phương. - Chất lượng nước lọc luôn đảm bảo và ổn định.

- Loại trừ được hầu hết vi trùng và vi khuẩn. Bên cạnh đó, bể lọc chậm cũng có nhược điểm:

- Cần diện tích mặt bằng lớn

- Không áp dụng được cho nước nguồn có độ đục lớn hơn 300mg/l

- Không có tác dụng khử màu, dễ bị tắc trít khi nước nguồn có hàm lượng rong rêu, tảo cao.

- Bể lọc nhanh trọng lực và bể lọc tiếp xúc dùng để lọc trực tiếp nước nguồn sau khi pha phèn trong các trường hợp:

- Độ đục của nước ngầm thấp hơn 10NTU (19mg/l), nồng độ sắt và mangan nhỏ hơn 0,3mg/l và 0,1 mg/l. nước nguồn có độ màu thấp và hàm lượng rong rêu, tảo thấp.

Ưu điểm của quá trình lọc trực tiếp

- Vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thấp. - Tốn ít hoá chất (chủ yếu là phèn và chất kiềm hoá) - Giảm được chi phí vận hành và quản lý.

Nhược điểm của quá trình lọc trực tiếp - Chu kỳ lọc ngắn

- Tốn lượng nước rửa lọc nhiều hơn bể lọc nhanh thường

- Cần có công nhân lành nghề thường xuyên giám sát và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng và công suất lọc.

Dùng than hoạt tính để hấp thụ chất gây mùi, màu của nước: Các bột than hoạt tính có bể mặt hoạt tính rất lớn. Chúng có khả năng hấp thụ các phân tử khí và phân tử các chất lỏng, dạng lỏng hoà tan trong nước làm cho nước có mùi, vị và màu.

Có hai phương pháp dùng than hoạt tính trong trường hợp này:

- Đưa nước sau xử lý theo dây chuyền công nghệ truyền thống vào lọc trực tiếp qua bể lọc than hoạt tính.

- Pha bột than hoạt tính đã tán nhỏ đến kích thước vài chục Micromet (µm) vào bể trộn nước nguồn cùng phèn với liều lượng từ 3 – 15 mg/l để hấp thụ các chất hữu cơ gây ra mùi, màu của nước làm tăng hiệu quả quá trình keo tụ, lắng, lọc và cặn lắng ở bể lắng dễ xử lý hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm doanh nghiệp tư nhân giấy Tùng Phát Long An (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w