Tác động tới thị trƣờng ngoại hối:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 32 - 37)

“Dự trữ ngoại hối tăng là một cái van an toàn trong trƣờng hợp xảy khi có những sự cố xảy ra với nền kinh tế”.

Hồi tháng Sáu, Việt Nam lần đầu tiên thông báo dự trữ ngoại hối ở mức 20,7 tỷ đôla, trong bối cảnh lạm phát hai chữ số tiếp diễn nhiều tháng liền gây quan ngại về nền kinh tế. Nhằm trấn an các nhà đầu tư giữa lúc thị trường tài chính Mỹ chưa hết biến động, Việt Nam thông báo dự trữ ngoại hối tháng Chín tăng lên 21,9 tỷ đôla so với 20,7 tỷ đôla hồi tháng Sáu. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam an toàn vì chủ yếu 82% gửi tại ngân hàng trung ương Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra, nguồn tiền này cũng được gửi tại các định chế tài chính như IMF

hay các ngân hàng thương mại quốc tế có mức độ tín nhiệm cao và “không có quan hệ” với các ngân hàng và tập đoàn kinh tế có liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Với khoản dự trữ ngoại hối 21,9 tỷ đôla, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng con số này “chưa đến mức độ có thể đủ khả năng đề phòng khi có cuộc khủng hoảng lớn”.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng lòng tin của Mỹ tác động trực tiếp thì không lớn vì Việt Nam không có định chế tài chính nào đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các tập đoàn ấy [Lehman Brothers, AIG...]. Nhưng tác động gián tiếp khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR – đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Mặc dù nợ này không lớn, khoảng hai tỷ đôla, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm người dân dự đoán đồng đôla sẽ xuống giá nghiêm trọng, và họ có thể rút đôla khỏi ngân hàng, hoặc bán đôla mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào bất lợi.

Tốc độ xuất, nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ phát triển tương đối nhanh và Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam (chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu). "Khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, Việt Nam cần hướng tới mở rộng thị trường trong nước" _ đây là lúc các nhà sản xuất Việt Nam nên hướng sự quan tâm khai thác vào các nhóm người tiêu dùng trong nước và kịp thời định hướng lại quan hệ thương mại với các thị trường khác. “Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc sẽ bị mất đi một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất nếu nền kinh tế Mỹ suy thoái. Một khi mà

người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung vít chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm chỉ mua đủ dùng... thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi đồng dollar tiếp tục giảm giá do triển vọng kinh tế Mỹ không khả quan đã khiến cho nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ tiếp tục bị thu hẹp lại.

- Tỷ giá USD/VND biến động mạnh

Trong hơn một tuần trở lại đây, tỷ giá USD/VND trên thị trường ngân hàng liên tục biến động mạnh.

Mức thay đổi với “biên độ” lên tới trên 100 VND trong khoảng 10 ngày qua của tỷ giá USD/VND là một khác biệt so với sự ổn định tương đối trong hơn một tháng trước đó.

Theo mức niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá bán ra của đồng USD trong thời gian trên có thời điểm tăng trên 130 VND so với đầu tháng, nhưng cũng nhanh chóng giảm khoảng 110 VND chỉ sau hai ngày giao dịch.

Cụ thể, tỷ giá USD/VND giao dịch trên thị trường ngân hàng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước trong ngày 12/9 chỉ ở mức 16.610 VND/USD (giá bán ra). Liên tiếp trong tuần vừa qua, mức giá này tăng mạnh và khá cao so với thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Cụ thể, trong ngày 18/9, giá bán ra là 16.650 VND/USD; ngày 19/9 lên mức cao nhất trong hơn một tháng qua và có xu hướng về gần mức cuối tháng 7 với 16.740 VND/USD. Đáng chú ý là mức tăng gần 100 VND qua một ngày được xem là một “hiện tượng” trong diễn biến khá ổn định trước đó.

Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, mức tăng của tỷ giá trong ngày 19/9 là “do ảnh hƣởng từ biến động trên thị trƣờng quốc tế”. Đây cũng là thời

điểm ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ thể hiện rõ. Tuy nhiên, ảnh hƣởng đó chƣa gây xáo trộn lớn trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam và mức độ ảnh hƣởng còn có những đánh giá khác nhau.

Nguyên nhân cụ thể của đợt tăng nói trên trước hết là từ tín hiệu nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Nếu đầu tháng 9, tỷ giá này theo công bố của Ngân hàng Nhà nước chỉ ở mức 16.495 VND/USD thì đến trung tuần tháng 9 liên tiếp được điều chỉnh lên, đến ngày 22/9 là 16.516 VND/USD. Với cơ chế thực hiện theo biên độ (+/-2%), tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng “bắt” theo tín hiệu này.

Ngoài ra, trong thời điểm đó, thông tin Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua vào ngoại tệ điều tiết cung – cầu trên thị trường cũng đã có tác động nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu giảm nhẹ của tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã đột ngột giảm mạnh, từ mốc 16.740 VND xuống chỉ còn 16.630 VND/USD trong ngày 24/9, về gần mức sàn cho phép (16.183 VND). Một lần nữa tỷ giá cho thấy khả năng có thể thay đổi lớn. Về diễn biến sụt giảm, có thể xét đến một tác động đáng chú ý là tốc độ của nhập siêu trong tháng 9 đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, ước tính nhập siêu trong tháng 9 chỉ ở mức 500 triệu USD, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những tháng đỉnh điểm đầu năm và là tháng thứ tư liên tiếp nhập siêu chỉ ở dưới mức 1 tỷ USD. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng nhập siêu chỉ ở khoảng 15,8 tỷ USD; mục tiêu kiềm chế dưới 20 tỷ USD năm nay đang ở trong khả năng hiện thực.

Diễn biến giá USD bán ra của ngân hàng thƣơng mại từ đầu tháng 9/2008 (Đơn vị: VND)

Trên thị trường, một số nguồn tin gần đây phản ánh lượng cung ngoại tệ có dấu hiệu dư thừa. Một “kênh” tham khảo là tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do vẫn thấp hơn tỷ giá của các ngân hàng thương mại. Trong tuần qua, theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trên thị trường tự do chỉ ở quanh mức 16.600 - 16.630 VND/USD.

Về tính thời điểm, đây là mùa các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cuối năm, cầu ngoài tệ có thể tăng lên. Nhưng đây cũng là thời điểm thị trường bắt đầu bước vào mùa kiều

hối (một số dự báo gần đây đề cập đến khả năng đạt 8 tỷ USD trong năm nay), cung ngoại tệ dự báo tiếp tục thuận lợi.

Trước những diễn biến trên, tỷ giá USD/VND đang cho thấy khả năng có thể tạo biến động mạnh, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Và với biên độ tỷ giá đã được nới rộng (lên +/-2% từ ngày 27/6 vừa qua), dự báo sẽ tiếp tục nới rộng trong tương lai, ảnh hưởng đó sẽ càng lớn hơn. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Theo phân tích của Ngân hàng Quốc tế (VIB), hiện tỷ giá USD/VND và các loại ngoại tệ khác liên tục biến đổi khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị thiệt hại trong thanh toán. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều ý thức được những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Thực tế, chỉ khoảng 5% doanh nghiệp chấp nhận sử dụng các biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

“Lý do của hiện trạng này là đa số các doanh nghiệp đều có tâm lý không chắc tỷ giá lên; mặt khác, để sử dụng các công cụ này, doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí nhất định, vì vậy họ không mặn mà với các công cụ bảo hiểm rủi ro”, VIB giải thích.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 32 - 37)