Tác động tới thị trƣờng bất động sản:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 38 - 39)

Cơn “địa chấn” tín dụng ở thị trường tài chính Mỹ cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đến thị trường bất động sản Việt Nam. Tại Mỹ, bất kỳ dự án bất động sàn khi triển khai sẽ phát hành những trái phiếu (giống như sổ tiết kiệm). Nhà đầu tư có thể đem cầm cố, thế chấp tại các ngân hàng. Khi thị trường bất động

sản đi xuống, những ngân hàng kinh doanh gắn liền như: cầm cố, thế chấp, cho vay mua bất động sản “chết” là điều có thể xảy ra. Nhưng ở nước ta hiện chưa có ngân hàng nào như vậy. “Trong trường hợp xấu nhất, khi những nền kinh tế lớn khác cùng bị ảnh hưởng thì thị trường bất động sản Việt Nam có thể giảm khoảng 3 – 5%.

Tại Việt Nam thị trường cung cầu giữa nhà ở và đầu cơ nhìn chung còn khoảng cách. Lượng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam chưa lớn như bên Mỹ. Có người đã so sánh tình hình thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay với cơn khủng hoảng địa ốc tại Mỹ. Nhưng tình trạng ở Việt Nam khác với Hoa Kỳ ở chỗ, các công ty địa ốc có vay ngân hàng nhưng người mua phần lớn dùng tiền mặt có được hoặc vay mượn được để mua. Cho nên nếu thị trường có đóng băng hay suy giảm thì các công ty địa ốc và ngân hàng ít bị ảnh hưởng, phần thiệt thòi chính là ở người mua. Sẽ có hàng loạt người phá sản khi thị trường địa ốc đóng băng. Mà điều này là chắc chắn, bởi khó có thể chấp nhận tình trạng dân có thu nhập bình quân mới thoát chuẩn nghèo quốc tế nhưng giá nhà đất lại cao nhất thế giới. Giá nhà đất hiện nay đang ở đỉnh điểm và sự sụt giá là trông thấy.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 38 - 39)