Ảnh hƣởng đến ngân hàng VN:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 42 - 43)

Nền kinh tế nước ta đã là một nền kinh tế mở. Vì vậy, khủng hoảng tài chính tại Mỹ tất nhiên có những tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và tới hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Điều thấy rõ nhất của tác động này là các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài khó khăn hơn, các hạn mức tín dụng mà các tổ chức tài chính nước ngoài dành cho các ngân hàng Việt Nam cũng đắt đỏ hơn.

Bên cạnh đó, việc tìm đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam (cả cổ phần lẫn quốc doanh) cũng sẽ khó khăn hơn trước nhiều. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác đầu tư tài chính của các tổ chức nước ngoài với các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ giảm so với trước.

Các ngân hàng Việt Nam không hoạt động kinh doanh tại Mỹ nên không bị mất tiền như các ngân hàng tại Mỹ và các tổ chức tài chính nước ngoài khác nên tình hình cũng khác hơn. Nhưng rõ ràng là về mặt tâm lý thì các ngân hàng Việt Nam có bị ảnh hưởng.

Thế nhưng, vấn đề của các ngân hàng Việt Nam là họ cũng không có nhiều vốn trong giai đoạn hiện nay nên việc mở rộng cho vay hơn nữa cũng khó thực hiện. Thêm vào đó, nguồn tín dụng cũng quá đắt đỏ khiến doanh nghiệp cũng ngại vay vốn.

Các ngân hàng tại Việt Nam sẽ rút ra được các bài học gì từ những cơn địa chấn tài chính hiện nay tại Mỹ:

Thứ nhất, các cú sốc về tài chính có thể xảy ra thường xuyên hơn và do đó các tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam cũng diễn ra nhanh hơn.

Thứ hai, việc cho vay bất động sản của các ngân hàng cần phải thận trọng hơn.

Thứ ba, việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng nên được thắt chặt và các ngân hàng không nên hoạt động dựa trên áp lực quá lớn của các khoản lợi nhuận trước mắt mà phải tính nhiều tới yếu tố thận trọng, phát triển bền vững.

CHƢƠNG IV

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 42 - 43)