Tác động tới thị trƣờng chứng khoán:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 39 - 42)

Những chấn động của thị trường tài chính Mỹ và thế giới phần nào có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng vì 2 lý do chủ yếu. + Thứ nhất là Việt Nam đã hội nhập vào kinh tế thế giới, vì vậy các biến động cũng như những điều chỉnh chính sách kinh tế từ Mỹ đều ảnh hưởng đến Việt Nam rõ ràng và nhanh hơn trước.

+ Thứ hai, TTCK nước ta đang có sự tham gia rất quan trọng của các quỹ đầu tư quốc tế. Tính đến thời điểm này, có khoảng 70 quỹ đầu tư lớn nhỏ thực hiện giải ngân trên TTCK Việt Nam. Rất nhiều quỹ đầu tư được thành lập và huy

động vốn để đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực “nóng” như OTC và thị trường cổ phiếu niêm yết. Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ khiến các luồng đầu tư trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang có vấn đề. Luồng tiền đầu tư nóng vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng và có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình tài chính thế giới tiếp tục xấu đi.

Mặc dù TTCK Việt Nam có liên thông với thị trường thế giới nhưng những tác động của thị trường tài chính của Mỹ cũng như của thế giới đến Việt Nam là không quá mạnh và trực tiếp.Mặc dù phải có thời gian nhất định, tâm lý thị trường mới có thể bình ổn lại được nhưng thời điểm khủng hoảng nhất của TTCK Việt Nam đã qua. Có thể nói, những thay đổi của chỉ số VN-Index thường không liên quan trực tiếp đến những thay đổi của các TTCK quốc tế. Ở đây, yếu tố quan trọng và quyết định nhất vẫn là nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo NĐT cần hết sức bình tĩnh trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói đây chính là thời điểm cần cân nhắc trong chiến lược đầu tư đối với những NĐT dài hạn cũng như những nhà đầu cơ.

Giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chỉ trong vòng từ ngày 18/7 - 17/8 đã giảm khoảng 11,2%. Mức giảm chung tại TTCK khu vực châu Á sau khi chịu ảnh hưởng từ TTCK Mỹ là khoảng 15% (duy nhất TTCK Trung Quốc tăng 18,2% do nước này đã áp dụng biện pháp về kiểm soát vốn).

Với đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam tăng vọt trong thời gian qua, thị trường Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nhất định nếu nhà ĐTNN đầu tư cổ phiếu rút ra khi thị trường biến động. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những yếu tố cơ bản như: nền kinh tế Việt Nam đang tăng mạnh, nhu cầu đầu tư trong nước, nhu

cầu tiêu dùng và sản xuất tăng, Việt Nam gia nhập WTO, thì có thể thấy đây sẽ là những yếu tố chính tạo niềm tin để các nhà đầu tư lâu dài sẽ chọn Việt Nam (Ông Bong ArJonillo, Giám đốc phụ trách về nguồn vốn và kinh tế tại Việt Nam của Citibank)

Đối với phần vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam đến từ Mỹ, giả sử như nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng thì chắc chắn vốn đó trên TTCK Việt Nam sẽ bị giảm do “cầu” giảm xuống. Nhưng mức ảnh hưởng sẽ không lớn do luồng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào chưa nhiều. (Ông Nguyễn Đình Cung – Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)

Tất nhiên, ảnh hưởng của thị trường tài chính Mỹ đối với thế giới là rõ rệt nhưng với thị trường Việt Nam thì không nhiều. Điều này thể hiện qua mấy điểm:

Thứ nhất Việt Nam hiện chưa có Cty nào niêm yết trên TTCK Mỹ như các Cty của Nga.

Thứ hai tỷ lệ sở hữu của NĐT Mỹ trong doanh nghiệp Việt Nam không nhiều. Thứ ba dòng tiền NĐTNN vào Việt Nam, đặc biệt từ thị trường Mỹ cũng không nhiều lắm. (giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN hiện cũng chỉ khoảng 7-8 tỷ USD) nếu so với vốn tiền trên thị trường tài chính Mỹ không có gì ghê gớm.

Tất nhiên, sự đổ vỡ trên thị trường tài chính Mỹ là rất nghiêm trọng. Điều đó tác động đến hầu hết các thị trường ở châu Âu, châu Á và các thị trường tên tuổi. Còn tại Việt Nam theo tôi đánh giá chỉ do hiệu ứng tâm lý là chính (do nhiều NĐT không có nhiều kiến thức chuyên môn). Đối với các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, điều chi phối chính là yếu tố kinh tế vĩ mô.

Cách đây vài ba tháng tình hình còn nghiêm trọng hơn khi giá dầu thô lên cao, CPI lên, thắt chặt chính sách tiền tệ. Đó mới là những cái ảnh hưởng “sát

sườn” đến mình. Toàn bộ khối danh mục của NĐTNN cũng chỉ khoảng 7-8 tỷ USD. Nếu rút ra thì phải bán cổ phiếu ra lấy VND và chuyển sang ngoại tệ rút ra hoặc để trên tài khoản hoặc rút ra khỏi Việt Nam. Vấn đề là khi rút ra chỉ với mấy tỷ bạc đó thì nhà ĐTNN sẽ đi đâu, làm gì? Nếu họ rút vốn về đầu tư vào thị trường Mỹ hay thị trường khác thì cũng không tốt.

Trong khi đó, ở Việt Nam tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô (CPI, nhập siêu) đều đang có chiều hướng tốt. Cái đáng sợ hơn đối với nhà ĐTNN là những bất ổn về thể chế, không nhất quán trong chính sách kinh tế, chính sách không ổn định về tỷ giá,…

Mặt khác, qua theo dõi chúng tôi nhận thấy khối đầu tư ngoại mua nhiều hơn bán trên HASTC và ngược lại trên HOSE nhưng chênh lệch mua – bán không nhiều.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 39 - 42)