Tác động tới thị trƣờng tiền tệ:

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 37 - 38)

Ảnh hưởng của khủng hoảng ở Mỹ có tác động đến thị trường tiền tệ của chúng ta. Điều này do các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam nên khi nền kinh tế bị rung rinh thế này thì vốn ở chính quốc ít đi và do đó có thể họ sẽ xem lại việc rút vốn về để giải quyết vấn đề trong nước. Còn nếu chúng ta vẫn làm ăn hiệu quả thì họ vẫn để phát triển.

Những cam kết đầu tư vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng vì cuộc khủng hoảng tại Mỹ. Cam kết rất lớn, nhưng thực hiện có thể thấp. Dĩ nhiên cho đến nay, việc thực hiện rất tốt, giải ngân FDI đã đạt tám tỷ đôla cao hơn năm ngoái (6.5 tỷ đôla). Nhưng Việt Nam chúng ta kỳ vọng cả năm nay, việc giải ngân FDI trên 10 tỷ, cộng cả ODA là 12 tỷ, để đỡ cho thâm hụt thương mại. Nhưng tình hình thế này, việc giải ngân ba tháng cuối năm chắc gặp khó khăn.

Và trong thời gian qua không biểu hiện nào cho thấy các ngân hàng có liên quan đến cho vay cầm cố bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam rút vốn về nước. Hiện tại chưa có ngân hàng Việt Nam nào có hoạt động cho vay cầm cố bất động sản trên thị trường Mỹ. Vì vậy sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam hiện tại ít có khả năng. Mặt khác, vấn đề nợ xấu của ngân hàng hiện nay không lo ngại. Các ngân hàng cho vay thế chấp bất động sản là tín dụng an toàn. Thực tế, ngân hàng chỉ cho vay ở mức 70% giá trị bất động sản thế chấp. Vì thế, những khoản vay thế chấp này rất an toàn, kể cả khi so sánh với thị trường bất động sản của Mỹ.

Mặc dù một số doanh nghiệp bất động sản bắt đầu khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng nhưng GĐ chi nhánh NHNN tại TPHCM Hồ Hữu Hạnh khẳng định tín dụng bất động sản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các ngân hàng với “Dư nợ tín dụng bất động sản của các ngân hàng tại TPHCM đạt hơn 10% tổng dư nợ và đã giảm 50% so với đầu năm 2008”.

Một phần của tài liệu Tình hình tài chính mỹ trong những năm gần đây (Trang 37 - 38)