Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn ở Mỹ đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính thế giới. Hàng loạt các định chế tài chính ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề mà họ phải gánh chịu xuất phát từ hậu quả của cuộc khủng hoảng này gây nên. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng sang một số nước khu vực Châu Âu, Nhật… Một số Ngân hàng lớn ở những quốc gia này cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng tương tự. Hậu quả của cuộc khủng hoảng không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ kinh doanh của từng ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng và giải quyết việc làm của riêng nước Mỹ mà còn được xem xét dưới ảnh hưởng mang tính toàn cầu, đến sự chu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nói chung
Có lẽ chưa có một cuộc suy thoái nào chủ yếu gây ra vì một thị trường tài chính vượt ra ngoài sự điều hành của thể chế kinh tế được thiết lập sau đại khủng hoảng kinh tế năm 1930. Nước Mỹ đang gặp phải 3 vấn đề lớn về tài chính:
Thứ nhất sự phát triển không kiểm soát của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn, có nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu nhập để chi trả mà vẫn được vay.
Thứ hai cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng quá mức (City Group là nạn nhân đầu tiên, lỗ 18 tỉ USD).
Thứ ba, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng đến cả khu vực đầu tư địa ốc văn phòng, chứ không chỉ tập trung vào khu nhà ở.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.
Bắt đầu từ ngày 18/09/2007, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng để cứu thị trường, tổng mức cắt giảm cho đến nay là 3%, mức lãi suất hiện nay là 2,25%. (theo dự đoán sắp tới khả năng FED sẽ tiến hành giảm lãi suất thêm 0,25%)
Đồng thời chính phủ Mỹ đã tiến hành một thông qua kế hoạch hoàn thuế cho người dân để kích thích tăng trưởng tiêu dùng trị giá 152 tỷ USD. Thị trường tiêu dùng đóng góp tới 70% cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Kế hoạch này được bắt đầu tiến hành vào ngày 28/04, tổng số tiền hoàn thuế đợt này là 50 tỷ USD cho đến cuối tháng Năm. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, kế hoạch này dự kiến sẽ không mang lại nhiều hiệu quả bởi người dân sẽ ngay lập tức dùng khoản tiền hoàn thuế để chi trả các hóa đơn điện, nước hoặc trả lãi ngân hàng. Tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay không cho phép họ nghĩ nhiều đến tiêu dùng.
Như vậy tính đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng của thị trường nhà đất Mỹ vẫn chưa qua đi, nhiều khả năng thị trường sẽ chỉ phục hồi trở lại vào đầu năm 2009.
Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ngay lập tức bơm vốn cho thị trường cũng như cam kết luôn trong tư thế sẵn sàng đáp ứng vốn nếu thị trường cần. Điều đáng lo ngại là dù hàng trăm tỷ USD đã được FED bơm vào hệ thống ngân hàng, tín dụng của nước Mỹ song hiệu quả không nhiều, vẫn chưa giải quyết
được cơn khát vốn của những ngân hàng, tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ. Tính tới 3/2008 FED đã bơm 310 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp song vẫn còn 91 ngân hàng và tổ chức tài chính xếp hàng dài xin vay. Bên cạnh đó, FED cũng đang bàn thảo với Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ khác như tái cấp vốn và bảo lãnh các khoản nợ thế chấp thông qua Cơ quan Nhà đất Liên bang.
Ngoài ra, nhằm “phá băng” thị trường nhà đất, Chính phủ Mỹ đã đề xuất một kế hoạch hỗ trợ thị trường nhà đất. Cụ thể: những người vay thế chấp nhà có đủ ba điều kiện:
Một là, có rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được;
Hai là, có những khoản vay phát sinh từ 01/01/2005 đến 31/07/2007;
Ba là, chứng minh được rằng: họ đang sinh sống trong nhà của mình và nếu lãi suất bị điều chỉnh cao hơn họ sẽ không có khả năng chi trả các khoản nợ,
thì những người này sẽ được áp dụng mức lãi suất cố định trong kỳ hạn 5 năm. Bộ Tài chính Mỹ và FED cũng đã ban hành các qui định mới với việc khuyến cáo giám sát chặt chẽ hơn các công ty cho vay trong lãnh vực nhà đất, và đề ra các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn.
Chính phủ Mỹ sẽ mua lại một số tài sản và các khoản nợ xấu từ các ngân hàng và tổ chức tài chính. FED và Bộ Tài Chính Mỹ nhận định đây là cuộc khủng hoảng tệ hại nhất mà họ phải đương đầu.
Kế hoạch hỗ trợ này được đưa ra cùng ngày FED rót khoảng 300 tỷ USD vào thị trường tín dụng toàn cầu. Trong nỗ lực muốn củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường, FED đã tiến hành hỗ trợ ngân hàng trung ương một số nước trên toàn cầu 180 tỷ USD thông qua các khoản vay được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu, Canada, Nhật bản, Anh và Thụy Điển.
Một số nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đề xuất thành lập một cơ quan mới tương tự như Tập đoàn mua nợ quốc gia dạng tín thác (Resolution Trust Corp - RTC), vốn được lâ ̣p ra sau khi nhiều ngân hàng và tổ chức tín du ̣ng su ̣p đổ trong những năm 1980. RTC vào thời điểm đó đã mua la ̣i các ngân hàng nhỏ với tổng số chi phí 400 tỷ đôla và sau đó bán lại các ngân hàng này.
Chính phủ Mỹ đã họp bàn với Quốc Hội về kế hoạch mua lại khoảng 700 tỷ USD các khoản nợ xấu của thị trường thế chấp. Đây có thể coi là kế hoạch can thiệp lớn chưa từng thấy của chính phủ vào thị trường. Kế hoạch này được thiết kế bởi Bộ trưởng Bộ Tài Chính có mục đích vực dậy thị trường tài chính và nền kinh tế. Kế hoạch này kêu gọi lập nên một mức trần cho nợ quốc gia và số tiền dành cho đợt này bằng tổng kinh phí của Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế trong 1 năm.
Mặc dù Chính phủ Mỹ, FED cũng như các Ngân hàng Trung ương (NHTW) hàng đầu trên thế giới đã có những động thái tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu leo thang (liên tiếp đạt những kỷ lục mới), đồng USD mất giá nghiêm trọng, vẫn còn nhiều lo ngại rằng cơn bão trên thị trường tài chính toàn cầu “chỉ mới bắt đầu” và “các điều kiện sẽ còn xấu hơn nữa”
IV.2. Kế hoạch tổng thể giải cứu ngành tài chính Mỹ với 700 tỷ USD
(Sau khi Hạ viện Mỹ từ chối kế hoạch ban đầu vào hôm thứ hai, Thượng viện Mỹ đã đồng ý thông qua gói giải cứu nhờ một số điều khoản được bổ sung như: nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi cho mỗi tài khoản cá nhân từ 100.000 USD lên 250.000 USD, giảm một số loại thuế đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế hoạch đã lôi kéo được sự đồng tình của các Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.)
- Bộ Tài Chính sẽ mua lại chứng khoán và khoản nợ xấu liên quan đến thị trường thế chấp bất động sản dưới chuẩn. Bộ Tài Chính sẽ nhận ngay 250 tỷ USD để tiến hành việc này.
- Bộ Tài Chính sẽ phải bồi hoàn thiệt hại cho người đóng thuế từ chương trình sau 5 năm. Bộ Tài Chính sẽ nắm cổ phần tại các công ty bán lại tài sản cho chính phủ.
- Bộ Tài Chính phải lập nên một chương trình bảo hiểm để đảm bảo tài sản của các công ty, trong đó bao gồm chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp được mua trước ngày 14/03/2008.
- Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch. Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định.
- Mức lương thưởng của giám đốc điều hành các công ty bán lại tài sản cho chính phủ sẽ bị giới hạn. Một điều khoản dự phòng như sau: Bất kỳ mức thưởng nào giành cho giám đốc điều hành sẽ phải được hoàn trả nếu sau đó thanh tra phát hiện ra công bố lợi nhuận có điểm sai sót.
- Nâng trần bảo hiểm của liên bang đối với các khoản tiền tiết kiệm của người dân từ 100.000 USD hiện nay lên 250.000 USD để ngăn chặn tình trạng rút
tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) sẽ được vay tiền từ Bộ Tài Chính trong trường hợp cần ứng cứu khẩn cấp đối với các ngân hàng.
- Các quy định về kế toán mới. Theo đó các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng và tiết kiệm phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản của họ, trong đó có các cổ phiếu và chứng khoán liên quan tới thế chấp, cho phù hợp với mức giá của thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng giấu giếm thua lỗ khá phổ biến như trong thời gian vừa qua.
- Mở rộng tín dụng thuế cho việc nghiên cứu và phát triển, mở rộng tín thuế trẻ em để bảo vệ hàng triệu gia đình, ngoài ra là hỗ trợ thuế cho nạn nhân của bão lụt và thảm họa thiên nhiên.
- Mở rộng chương trình ưu đãi thuế năng lượng tái sinh đối với các cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm việc chiết khấu giá mua các tấm pin nhiên liệu mặt trời. Chương trình cắt giảm thuế này có trị giá 17 tỷ USD.
- Người Mỹ sẽ chưa phải đóng khoản thuế ATM (Alternative Minimum Tax) trong thời hạn 1 năm nữa. Nhiều người Mỹ gọi đây là khoản thuế thu nhập của người giàu. Có khoảng 24 triệu hộ gia đình Mỹ phải đóng khoản thuế này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Quốc hội nước này có các biện pháp can thiệp vào vấn đề lương bổng của lãnh đạo các doanh nghiệp. Do đó, mặc dù Chủ tịch FED Bernanke nhấn mạnh việc càng có nhiều công ty tài chính tham gia vào chương trình này càng tốt, sự can thiệp nói trên có thể là một yếu tố khiến một số doanh nghiệp chần chừ với ý định bán nợ xấu cho Chính phủ.
IV.3. Các phản ứng về kế hoạch cứu thị trƣờng của Chính Phủ và FED
Trước đó, các lãnh đạo Quốc hội cũng đã cam kết sẽ nhanh chóng phê chuẩn “đại kế hoạch” để ổn định lại thị trường tài chính. Các thành viên Quốc hội ở cả hai đảng cùng đồng ý gác sang một bên những khác biệt giữa hai đảng, để cùng giải quyết khủng hoảng. Thái độ này mới xuất hiện từ sau khi các lãnh đạo Quốc hội được Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương báo cáo một cách “hết sức nghiêm túc” về một hiểm họa khổng lồ.
Các thành viên Quốc hội cho biết, do tình thế cấp bách, dự kiến sẽ không có nhiều thảo luận mà chỉ có một số “điều chỉnh” đối với đề án của Chính phủ. Các thành viên cam kết sẽ thông qua đề án trước khi bắt đầu kỳ nghỉ trước bầu cử, theo kế hoạch là ngày 26/9. Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho biết nếu cần thiết Quốc hội sẽ đẩy lùi kỳ nghỉ lại. Tuy nhiên, không phải đã hết những ý kiến lo ngại về kế hoạch. Thượng nghị sĩ Richard Shelby đứng đầu Ủy ban Ngân hàng có ý kiến là tổn thất có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD, và “người đóng thuế không thể trả cho tất cả, một số người sẽ phải tự trả cho sai lầm của mình”.
Một số chuyên gia cũng nhận định là kế hoạch của Chính phủ có thể ổn định thị trường trước mắt, nhưng chưa đưa ra được giải pháp dài hạn.
- Phản ứng của thị trƣờng (cố phân tích khi hạ nghị viên chứ thông – thượng nghị viện thông – hạ nghị viện thông qua)
Ngay từ khi các chi tiết chưa được tiết lộ, thái độ của Chính phủ và Quốc hội đã tác động mạnh mẽ lên thị trường. Chỉ số chứng khoán Dow Jones trong 2 phiên đã tăng 7,3%, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2002. Chỉ số FTSE 100 trên thị trường London tăng 8,8%. Tại Thượng Hải và Hồng Kông, các chỉ số cũng đạt mức tăng kỷ lục là 9,5% và 9%.
Phụ họa cùng chứng khoán, giá dầu thế giới cũng tăng vọt từ mức 94 USD/thùng hồi giữa tuần lên 104 USD/thùng vào cuối ngày 19/9.
Các nhà đầu tư bắt đầu rục rịch rời khỏi chỗ trú "an toàn" là vàng và trái phiếu chính phủ. Kết quả là hai mặt hàng này cùng giảm giá nhẹ trong 2 ngày qua. Cụ thể, ngày 19/9 lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng lên 3,8% so với mức 3,4% của ngày hôm trước.
Khi hạ nghi viện bác bỏ: chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 778 điểm tương đương 6,98% xuống mức 10.365 điểm, mức hạ thấp chưa từng có. Chỉ số S&P500 hạ 8,4%, mức cao nhất từ ngày 26/10/1987.
Bất chấp việc Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn mất điểm trong phiên giao dịch cuối tần.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, đẩy chỉ số của khu vực có tuần giảm mạnh nhất trong 13 tháng. Nguyên nhân là do chi phí cho vay tăng lên kèm theo nhiều lo ngại rằng gói giải cứu 700 tỷ sẽ không ngăn nổi suy thoái. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 2,1% xuống còn 104,95 điểm.
Thị trường Nhật Bản kết thúc tuần giao dịch tệ nhất trong 13 tháng vì lo ngại nhu cầu tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật sẽ giảm sau một số báo cáo cho thấy kinh tế của quốc gia này đang loạng choạng. Chỉ số Nikkei 225 giảm 216,62 điểm, tương đương 1,9%, đóng cửa ở mức 10.938,14 điểm.
Chứng khoán Hong Kong đi xuống, đẩy chỉ số chính giảm tuần thứ 5 liên tiếp nhiều thông tin cho thấy kinh tế Mỹ đang gặp nhiều bất ổn. Chỉ số Hang Seng giảm 528,71 điểm, tương đương 2,9%, đóng cửa ở mức 17.628,40 điểm, nâng mức giảm trong tuần lên 5,4%.
Tại Đài Loan, chỉ số Taiex tăng 0,7%, chỉ số Strais Times của Singapore hạ 2,4%.
Chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, đẩy chỉ số S&P 500 có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2001 vì lo ngại kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD không đủ sức nặng giải cứu thị trường tín dụng và ngăn chặn suy thoái.
Giao dịch trên thị trường tài chính tăng mạnh trong sự kỳ vọng gói giải cứu 700 tỷ USD sẽ được thông qua. Nhưng sau khi có kết quả bỏ phiếu của Hạ viện, thị trường đã đi xuống vì lo ngại kinh tế vẫn đang khó khăn và không biết gói giải