Khái niệm cơ bản về thiết bị đẩy tàu

Một phần của tài liệu Động lực học tàu thủy (Trang 86 - 87)

và sự phân loại các thiết bị đẩy tàu

12.1.Khái niệm cơ bản về thiết bị đẩy tàu

Trọng lượng của tàu khi đứng yên sẽ bằng tổng hợp các lực áp suất theo hướng thẳng đứng từ dưới lên tác dụng lên vỏ bao tàụ Hợp lực đó gọi là lực nổi tĩnh.

Khi tàu chuyển động, hợp lực này sẽ nghiêng đi so với phương thẳng đứng và khi đó trên mặt nước sẽ xuất hiện các lực tiếp tuyến. Hình chiếu của hợp lực áp suất lên trục thẳng đứng gọi là lực nổi, còn hình chiếu của nó lên trục nằm ngang và hợp lực tiếp tuyến gọi là lực cản chuyển động của tàu R (Xem H12.1)

Hình 12.1. Sơ đồ lực tác dụng lên tàu đang chuyển động

Chuyển động thẳng đều của tàu là do tác dụng của lực kéo TE, về mặt trị số nó bằng lực cản và ngược chiều với lực cản. Khi tàu chuyển động với tốc độ v, nó sẽ thực hiện một công, mà trong một đơn vị thời gian sẽ bằng công suất có ích hoặc công suất kéo PE = TE.v

Lực kéo có thể sinh ra bởi nguồn năng lượng đặt trên tàu và trong trường hợp này nguồn năng lượng đó được gọi là động cơ (diezel, tuốcbin) hoặc nằm bên ngoài tàụ Ví dụ nguồn năng lượng bên ngoài là gió để tạo nên các lực kéo trên các tàu buồm. Các tàu được lắp động cơ là các tàu tự hành. Nó luôn luôn được lắp đặt các thiết bị để biến công suất của động cơ sang năng lượng chuyển động thẳng của tàụ Thiết bị tạo ra lực kéo TE được gọi là thiết bị đẩy tàụ

Nếu PD là công suất truyền đến thiết bị đẩy, thì hiệu suất của nó được xác định bằng tỉ số hD = PE/PD và được gọi là hiệu suất đẩỵ Công suất PD luôn luôn nhỏ hơn công suất trên trục động cơ PS. Như vậy công suất trên trục của động cơ có liên quan với công suất PD theo quan hệ:

PD = PS.hn Trong đó: hn = hS.hP hS: hiệu suất của đường trục

hP: hiệu suất của bộ truyền động

(bộ giảm tốc, bộ tải điện và...) gV

DR R

Một phần của tài liệu Động lực học tàu thủy (Trang 86 - 87)