và sự phân loại các thiết bị đẩy tàu
12.2. Các kiểu thiết bị đẩy và tính chất của chúng
Tất cả các thiết bị đẩy tàu đều tạo nên lực đẩy nhờ phản lực của các khối chất lỏng hoặc khí được lấy từ môi trường bao quanh và đẩy về phía ngược chiều với chiều chuyển động của tàu, nghĩa là theo nguyên lý phản lực. Chất lỏng hoặc khí được đẩy ra nhờ các bộ phận làm việc (cánh, máng, guồng). Các bộ phận này tiếp nhận các phản lực của khối môi chất đẩy ra và biến chúng thành lực, mà hình chiếu của nó lên phương chuyển động gọi là lực đẩy của thiết bị đẩỵ Lực đẩy thông qua gối trục chặn truyền vào thân tàụ Các loại thiết bị đẩy mà lực đẩy trực tiếp sinh ra trên các cơ cấu cánh như: chong chóng, guồng và chân vịt. Các lực trên các cánh có thể sinh ra bởi lực cản và lực nâng khi chúng chuyển động trong chất lỏng. Lực đẩy được tạo nên bởi lực nâng phát sinh trên các cánh của thiết bị đẩỵ
Phản lực của môi chất không chỉ các bộ phận của thiết bị đẩy tiếp nhận, mà có thể ngay cả các bộ phận cố định (ống, đạo lưu, kênh) cũng tiếp nhận. Thiết bị đẩy, mà phần lớn phản lực của dòng chảy được bộ phận cố định tiếp nhận, được gọi là thiết bị phụt nước. Các thiết bị đẩy không có cơ cấu cánh và việc tăng tốc môi chất ở trong chúng nhờ năng lượng của khí nén, được gọi là thiết bị phụt khí.
Guồng là thiết bị đẩy đầu tiên đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu có lắp động cơ truyền động. Guồng là một hình trụ quay, mà trên đường sinh của nó có đặt 6 á 12 cánh guồng. Trục guồng nằm ngang và vuông góc với phương chuyển động. Các guồng đều đặt ở hai bên mạn tàu hoặc ở phần đuôi tàụ Chúng có thể có cánh cố định hoặc di động. Sơ đồ của guồng có cánh cố định được trình bày trên (Xem H12.2).
chiều chuyển động
Hình 12.2. Sơ đồ guồng có Hình 12.3. Sơ đồ guồng có
cánh cố định cánh quay
Khi cánh làm việc dòng nước bao lên các cánh, tốc độ của dòng là tổng hình học