Nghiên cứu chong chóng bằng thí nghiệm
16.4. Sử dụng các đồ thị thiết kế chong chóng cánh hẹp
Các đồ thị thiết kế chong chóng của ẸE Papmeil (Phụ lục I) và của bể thử Hà Lan (Phụ lục II) luôn cho các trị số tính toán khác nhau khi cùng các số liệu xuất phát. Sự khác nhau về hiệu suất làm việc và các yếu tố của chong chóng không thể giải thích được bằng các sai số thí nghiệm và cách xử lý, mà vẫn xẩy ra khi xây dựng mọi đồ thị theo các kết quả thử mô hình , ngay khi chúng được tiến hành hoàn toàn ứng với các yêu cầu của lý thuyết đồng dạng. Sự sai lệch về trị số của đường kính, tỷ số bước kết cấu và hiệu suất làm việc của chong chóng là do sự khác nhau trong việc định dạng mặt cắt cánh của loạt mô hình thử, được trình bày trong các phụ lục I, IỊ Các mô hình chong chóng, mà theo kết quả thí nghiệm xây dựng được các đồ thị của phụ lục I có các dạng mặt cắt lồi lõm vơí độ lượn cong mặt đạp của cánh d2 = 1% trên các bán kính mặt cắt. Còn các mô hình chong chóng, mà theo kết quả thí nghiệm xây dựng được các đồ thị của phụ lục II có mặt đạp của cánh phẳng.
Các chong chóng cả hai loạt có chiều dày tương đối của các mặt cắt cánh gần bằng nhau (ở những chong chóng phụ lục I chiều dày lớn hơn) vì vậy bán kính cong tương đối của mặt cắt trên các chong chóng phụ lục I lớn hơn ở những chong chóng thuộc phụ lục IỊ Căn cứ vào đó khi tỷ số bước kết cấu và chiều dày tương đối của cánh giống nhau các cánh thuộc phụ lục II có đường kính lớn hơn. Đối với các chong chóng thuộc phụ lục II khi hệ số tải trọng theo lực đẩy CTAằ 0,5 thì bán kính cong của mặt cắt rất hợp lý. Mặt đạp lõm có thể coi là hợp lý khi các chong chóng bị hạn chế đường kính, do đó ở những hệ số tải trọng lớn điều cần thiết là phải sử dụng chúng.
Chương 17