Tr-ờng hợp nén thủng hoàn toàn khi có gia cố cốt thép ngang

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi - Phần 1.2 (Trang 44 - 45)

Có thể đặt cốt thép ngang trong phạm vi tháp nén thủng dưới dạng cốt đai đặt vuông góc với mặt bản hoặc cốt uốn xiên kiểu vai bò. Các cốt ngang này được liên kết chắc chắn với lưới cốt thép dọc ở hai mặt của bản. Lúc này Pnt được lấy theo giá trị nhỏ

hơn trong hai giá trị sau Pnt1 và Pnt2.

Pnt1=1,8 Rkutbh

Pnt2=0,6 Rkutbh + 0,8 ồR fa asina (2.84) trong đó:

fa - diện tích mặt cắt thanh thép ngang đặt trong phạm vi tháp nén thủng;

a - góc giữa thanh thép ngang và mặt của bản;

Ra - cường độ tính toán của cốt thép, trong công thức (2.84) lấy Ra không lớn quá 300 MPa;

S - lấy tổng các cốt thép ngang có trong phạm vi các mặt bên của tháp nén thủng.

Để đảm bảo sự làm việc an toàn chỉ có thể đặt cốt thép ngang khi h ³ 150 mm. Khi dùng cốt đai (hình 2-15a), đường kính thanh thép không nhỏ hơn 6 mm, khoảng cách giữa các thanh không lớn quá h/3. Ngoài số cốt đai đặt trong phạm vi tháp nén thủng còn phải đặt thêm cốt đai cấu tạo ở phía ngoài, trong phạm vi 0,5h từ biên của đáy lớn. Cốt đai cấu tạo có cùng đường kính và khoảng cách như cốt đai tính toán ở trong phạm vi tháp.

Với cốt xiên kiểu vai bò, có thể đặt thành một hoặc hai lớp, góc nghiêng a trong khoảng 30-45o, đoạn cốt xiên phải giao nhau với mặt bên của tháp trong phạm vi khoảng giữa, đường kính cốt thép từ 12 mm trở lên (hình 2-15b).

www.vncold.vn

Hình 2-15. Cốt thép ngang chống nén thủng

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi - Phần 1.2 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)