của mặt cắt nghiêng. Mgh được tính với chiều cao mặt cắt bé hơn hoặc tính với lượng cốt thép còn lại sau khi đ∙ cắt bớt hoặc uốn.
2.5.6. Cốt thép bó của cấu kiện gấp khúc
Cấu kiện dầm và bản có thể có trục gấp khúc. Khi phía lõm của phần gấp khúc nằm vào vùng chịu kéo cần có cấu tạo cốt thép dọc và cốt thép bó phù hợp, chống lại sự phá hoại do cốt thép chịu kéo có xu hướng duỗi thẳng ra làm phá vỡ bê tông ở góc lõm (hình 2-19).
Hình 2-19. Cốt thép bó của cấu kiện gấp khúc
Khi góc lõm j³160o có thể đặt toàn bộ cốt thép dọc chịu kéo Fa liên tục qua chỗ
gấp khúc. Khi j< 160o thì cần tách rời toàn bộ hoặc một số cốt thép dọc chịu kéo đem neo vào vùng nén. Cốt thép bó được dùng dưới dạng các cốt đai, ôm lấy toàn bộ cốt thép dọc, diện tích mặt cắt của tất cả các thanh cốt thép bó là Fđb được tính toán hoặc kiểm tra theo điều kiện:
PkÊRaFđb sinφ/2 (2.86) trong đó Pk là lực kéo tính toán, lấy bằng hợp lực trong cốt thép dọc chịu kéo đặt liên tục Fa1 và 35% lực trong cốt thép được tách rời neo vào vùng nén Fa2.
Pk=2 (Fa1+ 0,35Fa2) Ra cosφ/2 (2.87)
Fa1 - diện tích mặt cắt của các cốt thép dọc đặt liên tục qua chỗ gấp khúc; Fa2 - diện tích mặt cắt các cốt thép dọc được tách rời, neo vào vùng nén. Các cốt thép bó cần được đặt tập trung trong phạm vi Sb= htg3
8j.
2.5.7. Cốt thép cong chịu kéo
Khi cốt thép chịu kéo được đặt ở vùng lõm của cấu kiện cong (hình 2.20), nó có xu hướng duỗi thẳng ra, tạo nên lực ép lớn lên lớp bê tông bảo vệ làm phá vỡ lớp đó. Để chống lại hiện tượng vừa nêu cần phải đặt cốt thép bó để neo giữ cốt thép dọc chịu kéo.