Tùy theo phạm vi đặt được cốt treo mà có thể chọn hình thức cốt treo là các cốt đai, là cốt uốn xiên kiểu vai bò hoặc kết hợp cả hai loại trên.
Hình 2-16. Sơ đồ tính toán về đẩy ngang
2.5.4. Cắt vát
Cắt vát là hiện tượng phá hoại cục bộ khi có lực tập trung P đặt gần mép cấu kiện (hình 2-17). Để chống lại sự phá hoại này cần đặt cốt thép để neo giữ phần bê tông có thể bị cắt vát (phần gạch chéo trên hình 2-17). Diện tích mặt cắt của cốt thép neo giữ là
Fn xác định theo công thức: Fn= a P R (2.85) trong đó:
Fn - diện tích tiết diện của cốt thép neo;
Ra - cường độ chịu kéo của cốt thép neo.
www.vncold.vn
2.5.5. Uốn mặt cắt nghiêng
ở những chỗ dầm hoặc bản có thay đổi đột ngột về chiều cao hoặc thay đổi đột ngột về cốt thép dọc chịu kéo do uốn (cắt bớt hoặc uốn cốt thép dọc) có thể xảy ra sự phá hoại về uốn theo mặt cắt nghiêng (hình 2-18).
Hình 2-18. Sơ đồ tính toán về uốn mặt cắt nghiêng
Mặt cắt nghiêng AB bắt đầu tại A trong vùng kéo và kết thúc tại B trong vùng nén theo chiều tăng của mômen uốn (MB >MA với MA, MB là mô men uốn tại mặt cắt thẳng góc đi qua A và B).
Chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng lên phương trục cấu kiện là Co lấy như sau:
- Khi thay đổi chiều cao mặt cắt hoặc cắt bớt cốt thép dọc thì Co lấy theo trị số lớn hơn trong hai trị số C1 và C2 sau đây:
C1= hA - chiều cao mặt cắt tại A. C2= A đ a đ Q a 2 R F trong đó: QA - lực cắt tại mặt cắt A;
Fđ và ađ - diện tích mặt cắt một lớp cốt đai và khoảng cách giữa các lớp cốt đai có trong phạm vi mặt cắt nghiêng;
Ra - cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép đai. - Khi uốn xiên cốt thép dọc chịu kéo: Co= 0,8h.
Tính toán kiểm tra uốn theo mặt cắt nghiêng được tiến hành theo điều kiện (2.8) trong đó M=MB là mô men uốn tính toán tại mặt cắt thẳng góc đi qua điểm cuối B của
www.vncold.vnmặt cắt nghiêng, còn Mgh là khả năng chịu lực của mặt cắt thẳng góc đi qua điểm đầu A