Khi tính toán kết cấu trên nền đàn hồi, đối với các cấu kiện có mặt cắt hình chữ nhật với cạnh bé lớn hơn 1m và khi hàm lượng cốt thép m =Fa/bho < 0,008 được phép xác định độ cứng theo công thức: Bk= (1 + 100m) 48 h b 3 Eb (2.131)
2.7.4.2. Độ cứng do tác dụng dài hạn của tải trọng
Dưới tác dụng dài hạn của tải trọng biến dạng dẻo của bê tông sẽ tăng lên, môđun biến dạng giảm làm cho độ cứng giảm xuống.
Khi kết cấu chịu đồng thời cả tải trọng tác dụng dài hạn và tải trọng tác dụng ngắn hạn, thì độ cứng B được xác định theo công thức:
B = Bk q p q p + d + (2.132) trong đó: q - tải trọng tác dụng dài hạn; p - tải trọng tác dụng ngắn hạn;
d - hệ số giảm độ cứng, lấy như sau: Với mặt cắt chữ T có cánh trong vùng nén d=1,5, có cánh trong vùng kéo d=2,5. Với mặt cắt chữ nhật, chữ I, hình hộp và các mặt cắt tương tự d=2.
2.8. Các yêu cầu về cấu tạo
2.8.1. Chọn và đặt cốt thép
Khi đ∙ có diện tích mặt cắt cốt thép cần chọn và đặt cốt thép (Phụ lục 2-4), chọn đường kính cốt thép d theo các quy định sau:
- Với kết cấu bản, d không lớn hơn 1/10 chiều dày bản.
- Với cốt thép chịu nén, khi kích thước nhỏ nhất của mặt cắt từ 200 mm trở lên thì d ³ 16 mm.
- Với bê tông có mác dưới M30 thì d Ê 40 mm.
Khi xếp đặt vị trí các thanh cốt thép trong mặt cắt, cần kiểm tra khoảng cách cốt thép, lớp bảo vệ và khoảng hở giữa các cốt thép.
Khoảng cách giữa trục các thanh cốt thép không được lớn quá các trị số sau trong mọi trường hợp:
- Với cốt thép chịu lực: 400 mm. - Với cốt thép cấu tạo: 500 mm.
Ngoài ra, đối với bản và tường có chiều dày chưa quá 150 mm: - Với cốt thép chịu lực: 200 mm.