Những nhược điểm:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng.doc (Trang 87 - 91)

1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2.Những nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đó thì đối với công tác tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng vẫn còn một số mặt tồn tại như sau:

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Với khoản mục chi phí này công ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí tương đối hợp lý. Tuy nhiên do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục khép kín và hàng ngày đều có vật tư xuất phục vụ sản xuất. Căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt cho từng lô sản phẩm dự định sẽ sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế ở tại công ty thì số vật tư thực lĩnh (do thủ kho theo dõi) thường lớn hơn số vật tư thực dùng vào sản xuất hàng ngày. Phần vật tư còn thừa tuy sẽ được tiếp tục sử dụng vào tháng sau, nhưng phần vật tư dư thừa này không được nhập ngay lại kho mà vẫn để tại phân xưởng sản xuất, vì thế mà khâu bảo quản vật tư không được tốt dẫn đến mất mát, hư hỏng, lãng phí vật tư.

Một vấn đề nữa là giữa bộ phận thí nghiệm, thủ kho nguyên vật liệu và kế toán vật tư hiện nay tuy đã có kế hoạch sản xuất cho từng tháng nhưng kế hoạch này cần chi tiết cụ thể hơn tránh tình trạng như hiện nay đó là không đáp ứng đủ vật tư cho sản xuất một mẫu gạch nào đó, nhưng thực tế trong kho vẫn còn dư nguyên vật liệu để sản xuất một mẫu gạch khác (vẫn nằm trong lô hàng dự định sản xuất trong một vài ngày tới).

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương khoán, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Đối với công nhân gián tiếp trả lương theo thời gian.

Tuy nhiên vẫn có những vấn đề chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần xem xét đó là cách tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí về khoản mục chi phí nhân công là chưa hợp lý. Kế toán của doanh nghiệp đã tập hợp toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý vào chi phí nhân công trực tiếp. Trong tháng 12/2008 chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng là: 5.639.745(đ) trong đó (KPCĐ: 104.039, BHXH: 294.477, BHYT: 39.264) và chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý là: 8.018.513(đ) trong đó (KPCĐ: 147.512, BHXH: 437.119, BHYT: 58.282) kế toán đã hạch toán gộp vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này đã không phản ánh chính xác giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai đó là hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước tiền nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó tổng số lao động của công ty là năm 2008 là 279 Người trong đó tổng số lao động trực tiếp là: 237 người, chiếm 85% trong tổng lao động toàn công ty. Do vậy chi phí tiền lương cho công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và công nhân nghỉ phép không đều giữa

Kế toán chi phí sản xuất chung:

Yếu tố chi phí về công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung khá lớn, tính chất của công cụ dụng cụ này phát huy tác dụng trong nhiều kỳ. Hiện tại ở công ty khi xuất dùng CCDC có giá trị lớn kế toán không thực hiện phân bổ dần tất cả các CCDC mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ đây là điều không hợp lý. Mà đối với loại CCDC này khi xuất kế toán phải tập hợp tất cả giá trị của CCDC xuất dùng vào TK142 hoặc TK242 và xác định CCDC đó là phân bổ hai lần hay phân bổ nhiều lần.

Thứ hai đó là sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty thường có kế hoạch sửa chữa TSCĐ vào cuối năm nhưng hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn, do vậy đã làm cho giá thành của các kỳ cuối năm bị biến động.Vì công ty là một doanh nghịêp công nghiệp chủ yếu là sử dụng máy móc thiết bị, doanh nghiệp cần thực hiện trích trước chi phí sửa chữa để góp phần ổn định của giá thành. Mặt khác doanh nghiệp hiện vẫn đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo QĐ166/1999/BTC ban hành ngày 30/12/1999 là không còn phù hợp cần phải sửa đổi theo quyết định mới ban hành.

Thứ ba đó là đối với khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như: chi phí về điện, điện thoại,.. phục vụ cho bộ phận quản lý, phòng giao dịch với khách hàng theo báo cáo tiêu thụ của các bộ phận này về tiêu thụ điện, điện thoại và nước trong tháng, với chi phí này kế toán của doanh nghiệp hạch toán chung vào Tài khoản 627(6277) là chưa chính xác, cần phải sửa đổi cho phù hợp.  Về vấn đề hạch toán sản phẩm hỏng:

Hiện nay ở công ty tuy đã xây dựng được định mức chi phí về sản phẩm hỏng.Tuy nhiên việc áp dụng nó chưa được thực hiện đặc biêt với phần chi phí vượt định mức doanh nghiệp cần phải có giải pháp để hạn chế và làm giảm lượng sản phẩm hỏng chỉ trong định mức cho phép, hoặc nếu có vượt định

mức thì cũng phải xem xét nguyên nhân do bộ phận nào, cá nhân nào, gây ra có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cũng như có chế độ thưởng phạt hợp lý, khi đó vừa hạn chế được sản phẩm hỏng vừa khuyến kích được người lao động làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng.doc (Trang 87 - 91)