phí và tính giá thành sản phẩm của công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng:
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu công ty em được hiểu hơn rất nhiều về tổ chức hạch toán kế toán trên thực tế của công ty đối chiếu với những kiến thức em đã học tại nhà trường. Nó giúp em có cơ hội tiếp cận với thực tế tình hình công tác tài chính kế toán nói chung, công tác tập hợp CP và tính GTSP nói riêng ở Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Gắn lý thuyết với thực tế để có thể đưa ra những đánh giá về công tác hạch toán CPSX và tính GTSP tại Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng. Nhìn chung công tác kế toán ở đây được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Tuy nhiên do đòi hòi ngày càng cao của công tác quản trị doanh nghiệp, những thách thức trong điều kiện mới công ty cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp hoàn thiện mình hơn nữa. Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình em xin đề xuất một số ý kiến với hy vọng trong một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng.
Thứ nhất: về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đối với lượng vật liệu thực lĩnh hàng ngày sử dụng cho sản xuất mà không sử dụng hết thì công ty nên có một bộ phận chuyên nhiệm đưa vật liệu trở lại kho để thủ kho quản lý và thủ kho có thể mở sổ theo dõi riêng loại vật liệu này, tập hợp lại cuối tháng báo cáo với kế toán vật tư làm thủ tục nhập lại kho, tránh được tình trạng để tại phân xưởng gây tổn thất lãng phí. Đồng thời yêu cầu bộ phận thí nghiệm cần phải đưa ra các thông số chi tiết cho việc sử dụng nguyên vật liệu cho một ca sản xuất để hạn chế tình trạng số vật liệu thực xuất lớn hơn số thực tế dùng vào sản xuất. Và để quản lý chi tiết đến từng thứ, từng loại vật liệu nhập xuất kế toán vật tư có thể mở thêm các tài khoản chi
tiết để theo dõi chặt chẽ hơn, công việc này được thực hiện trên máy vi tính giúp cho việc quản lý chi phí tốt hơn.
- Mặc dù giữa bộ phận thí nghiệm, thủ kho, kế toán vật tư hiện nay đã xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng tháng. Nhưng hiện tại kế hoạch này vẫn chưa thật cụ thể, chi tiết. Vì vậy để khắc phục tình trạng hiện nay và giúp cho công tác tổ chức sản xuất được tốt hơn thì giữa 3 bộ phận này có thể là chỉ mười ngày hoặc một tuần, cùng nhau bàn bạc, xem xét thống nhất trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể sau đó trình ban giám đốc ký duyệt những công việc Bộ phận thí nghiệm đưa ra trong 10 ngày tới dự định sẽ sản xuất mẫu gạch nào? cần những loại nguyên vật liệu nào? để từ đó thủ kho xem xét xem hiện tại trong kho có đủ đáp ứng cho sản xuất không hoặc những loại nguyên vật liệu nào còn nhiều mà vẫn có thể sản xuất một mẫu gạch khác và có thể tránh được việc tồn đọng vật tư (có thể yêu cầu, đề nghị nên sản xuất mẫu gạch khác), và khi có kế hoạch cụ thể thì thủ kho có thể biết loại vật tư nào sắp hết, cần nhập thêm. Sau đó báo với kế toán vật tư lượng tồn của từng loại nguyên vật liệu sắp sử dụng cho sản xuất và cần nhập thêm loại nguyên vật liệu nào để từ đó kế toán có kế hoạch nhập thêm nguyên vật liệu
Thứ hai: kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Hiện nay công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp, để đảm bảo giá thành phản ánh chính xác chi phí phát sinh.
Tiền lương nghỉ phép được xác định thông qua tỷ lệ trích trước và số tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
Tỷ lệ trích trước = số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo KH năm Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên theo KH năm
Tiền lương nghỉ phép của = số tiền lương cơ bản của x Tỷ lệ trích trước
công nhân trích trong tháng công nhân trích trong tháng
Khi doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi :
Nợ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK335: Chi phí phải trả
Khi tính tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK335: Phải trả công nhân viên Có Tk334 :Phải trả công nhân viên
- Một vấn đề nữa đó là hiện nay toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý kế toán của doanh nghiệp đều tập hợp vào TK622 như vậy là chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần điều chỉnh lại như sau: Đó là chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý tập hợp vào các TK riêng là TK641(6411) và TK642(6421).Việc tập hợp như vậy thì giá thành sẽ phản ánh chính xác chi phí phát sinh, phản ánh đúng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, khi đó kế toán hạch toán:
Đối với chi phí nhân viên bán hàng:
Nợ TK641(6411): Chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng Có Tk334 : Phải trả công nhân viên
Có TK338(3382,3383,3384): KPCĐ, BHXH, BHYT Đối với chi phí của nhân viên quản lý:
Nợ TK642(6421): Chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý Có TK334 : Phải trả công nhân viên
Thứ ba : Đối với chi phí sản xuất chung
- Hiện nay công ty chưa thực hiện phân bổ chi phí CCDC có giá trị lớn mà tính thẳng vào chi phí phát sinh trong kỳ điều này chưa hợp lý. Do vậy đối với CCDC xuất dùng có giá trị lớn khi phát sinh chi phí này thì phải phân bổ và đối với CCDC phân bổ hai lần kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK142: Chi phí trả trước
Có TK153(1531): Công cụ dụng cụ
Đồng thời phân bổ lần đầu bằng 50% giá trị thực tế của CCDC xuất dùng :
Nợ TK627(6273), Tk641, TK642 Có TK142
Khi báo hỏng, báo mất, hết thời hạn sử dụng theo quy định của CCDC. Kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi hoặc khoản bồi thường (nếu có) theo công thức sau:
Số phải phân bổ lần 2
= Trị giá của CCDC
2 Đồng thời kế toán hạch toán :
Nợ TK627(6273),TK641(6413), TK642(6423): số phải phân bổ lần hai Nợ TK152(1527) : Phế liệu thu hồi (nếu có )
Nợ TK 138(1388): bắt bồi thường (nếu có ) Có TK142 (242):
- Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp do vậy công ty nên trích trước chi phí để khi phát sinh chi phí sửa chữa có nguồn để bù đắp do vậy sẽ không làm cho giá thành sản phẩm bị biến động nhiều giữa các kỳ. Công việc được kế toán tiến hành
Nợ TK627,TK641
Có TK335:Chi phí phải trả.
+ Khi công việc sửa chữa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Kế toán kết chuyển số chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự tính trước vào chi phí kế toán hạch toán :
Nợ TK335: chi phí phải trả
Có TK241(2413): Xây dựng cơ bản dở dang
+ Nếu số trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh thì phần chênh lệch được tính vào thu nhập khác kế toán hạch toán:
Nợ TK335: Chi phí phải trả Có TK711 : Thu nhập khác
+ Nếu số chi phí thực tế về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước chi phí sửa chữa lớn thì số chênh lệch tính vào chi phí :
Nợ TK627,TK641,TK642...:số đã chi lớn hơn số trích trước Có TK335: chi phí phải trả
Về việc sửa đổi phương pháp khấu hao theo quyết định mới tức là doanh nghiệp cần áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ theo QĐ 206 / BTC để thay thế cho QĐ166/BTC mà doanh nghiệp đang áp dụng. Để cho phù hợp với quy định hiện hành.
- Về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận quản lý và phòng giao dịch với khác hàng về chi phí điện thoại, nước, điện… kế toán đã tập hợp toàn bộ vào TK627(6277) chưa hợp lý nên hạch toán lại như sau:
Những chi phí này phát sinh tại phân xưởng thì mới tập hợp vào TK627(6277) còn đối với những chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng thì kế toán phải hạch toán vào TK641(6417) hoặc TK642(6427).
Kế toán hạch toán :
Nợ TK641(6417), TK642(6427):
Có TK331: phải trả người bán
* Về hạch toán sản phẩm hỏng
Trên thực tế hiện nay công ty không hạch toán sản phẩm hỏng. Mặc dù công ty căn cứ vào số sản phẩm nhập kho để xác định các chi phí đã chi ra và hiện tại Công ty đã xác định được định mức hao hụt. Nhưng trong thực tế có thể phát sinh sản phẩm hỏng ngoài định mức. Như vậy nếu không hạch toán sản phẩm hỏng sẽ không xác định được nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng do vậy gây ra lãng phí chi phí. Mặt khác không thực hiện được việc gắn trách nhiệm vật chất của các cá nhân đối với việc sản xuất và đồng thời không nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong sản xuất kinh doanh cụ thể:
- Đối với phần hao hụt trong định mức :
phần này có thể hạch toán vào giá thành sản phẩm theo quy định của nhà nước.
- Đối với phần hao hụt ngoài định mức :
khoản này không được tính vào giá thành mà được hạch toán như sau: + Xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hỏng Chi phí sản xuất
sản phẩm hỏng
= Tổng CPSX phát sinh x Số lượng sản
phẩm hỏng Tổng số lượng sản phẩm sản xuất
Sau khi xác định được số chi phí sản xuất sản phẩm hỏng công ty căn cứ vào nguyên nhân gây ra để có biện pháp xử lý, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi (nếu có )
Nợ TK334: Phần trừ vào lươngcủa CNV Nợ TK811: chi phí khác
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng đã cho em được cơ hội tìm hiểu thực tế công tác kế toán. Em được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và tìm hiểu những biến hoá của lý thuyết trong thực tiễn. chính vì thế em đã cố gắng đi sâu học hỏi cả lý thuyết lẫn thực tiễn trong công tác kế toán nói chung, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng có tầm qua trọng chính trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tính cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao.
Trong điều kiện hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cho công ty trong cạnh tranh.
Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu. Với trình độ còn hạn chế, những ý kiến đưa ra của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của phòng tài chính – kế toán Công ty và các thầy cô, các bạn để bản chuyên đề cuối khoá của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin được cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của Cô, các anh chị ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng và sự hướng dẫn tận tình của
Cô Ngô Thị Thu Hồng trong thời gian qua để giúp em hoàn thiện chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2009 Sinh viên: