Phân tích quan điểm của Lênin: “CNTB ĐQ nhà nước là sự chuẩn bị tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho CNXH”

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 50 - 51)

đề vật chất đầy đủ nhất cho CNXH”

- Sự ra đời của CNTB ĐQ nhà nước thúc đẩy quá trình sở hữu của nhà nước, những TLSX chủ yếu có tính chất quyết định đối với quá trình TSX được tập trung trong tay nhà nước với những tỷ lệ khác nhau ở những nước khác nhau, làm cơ sở vật chất cho quá trình điều tiết. Đồng thời, nền KT đã vận động dưới sự điều tiết từ một trung tâm ở những mức độ nhất định.

- Chính cơ sở vật chất – kỹ thuật của một nền SX lớn và phương thức quản lý để bảo đảm sự tồn tại, phát triển hơn nữa một nền SX TBCN nhằm thu lợi nhuận cao cho giai cấp TB độc quyền là tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho CNXH. V.I.Lênin nhận xét: “Biện chứng lịch sử chính là ở chỗ này: chiến tranh đã thúc đẩy nhanh chóng phi thường sự chuyển hoá của CNTB ĐQ thành CNTB ĐQ nhà nước… CNTB ĐQ nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất trong CNXH”, sự chuẩn bị vật chất là “đỉnh cao” về kỹ thuật TBCN hiện đại về tổ chức có kế hoạch, nếu thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản thì sẽ có tất cả các điều kiện để xây dựng CNXH.

CNTB đã đẩy những mâu thuẫn KT - XH của CNTB lên một nấc thang và quy mô mới làm cho CMVS trở thành tất yếu để thực hiện sự thay thế CNTB bằng xã hội cao hơn.

- Làm cho sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các quốc gia tăng lên.

- Thất nghiệp tăng lên: CM KH- CN đưa tới tự động hoá, người máy…làm cho lao động chân tay bị sa thải nhiều nhưng lại thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học. Đây là một mâu thuẫn mới trong nền kinh tế. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có trên 40 triệu người thất nghiệp các dạng. ở Nhật Bản tỷ lệ thất nghiệp chiếm 5,8% (năm 2000), Tây Âu 8,8% (năm 2000)

- Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao nên CNTB ĐQ nhà nước đã ra sức khai thác cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái đến mức báo động. Thế giới đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường to lớn.

Theo một số chuyên gia về môi trường thì chính Mỹ là quốc gia đang đứng đầu thế giới về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiếm tới 27% mức ô nhiễm môi trường. Song chính Mỹ cũng là nước không chịu ký nghị định xanh Kyôtô về việc cắt giảm các khí độc hại cho môi trường.

- CNTB ĐQ nhà nước vẫn không ngừng chạy đua vũ trang, tăng cường chi phí quân sự, hình thành các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí giết người hàng loạt, gây thiệt hại to lớn về tiền của.

Sau chiến tranh TGiới 2 đến nay, chi phí quân sự của TG đạt con số khổng lồ, ước tính hàng nghìn tỷ USD một năm (bằng thu nhập của Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi cộng lại), 90% phát minh khoa học là dành cho quân sự.

- Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng lên ở các nước TB cũng như trên toàn thế giới.

Nếu như năm 1911, khoảng cách cách các nước giàu và các nước nghèo trên Tgiới là 11 lần, thì đến năm 1960 đã tăng lên 30 lần, năm 1990 là 60 lần và 1997 lên tới 74 lần thì hiện nay con số đó đã lên tới 100 lần.

Hiện nay, trên thế giới có tới gần 1 tỷ người nghèo khổ, riêng Mỹ được coi là nước giàu có nhất thế giới cũng vẫn tồn tại gần 40 triệu người nghèo khổ, Tây Âu là 15 triệu người nghèo khổ.

Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, 20% số người nghèo nhất chiếm 3,8% tổng thu nhập trong khi đó 30% số người giàu chiếm tới 48%. Như vậy, chênh lệch giàu nghèo lên tới 100 lần.

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w