của TB nhưng lại mở rộng quy mô và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn cơ bản của CNTB
- Những biện pháp điều tiết quá trình TSX XH của nhà nước đã tác dụng ít nhiều đối với việc làm dịu những mâu thuẫn vốn có của nền SX TBCN:
Một là, việc SX có tổ chức, có kế hoạch trong các xí nghiệp TBCN không còn đối lập gay gắt với tình trạng vận động tự phát, rối loạn vô chính phủ của toàn bộ nền SX XH.
Nhà nước tư sản đã sử dụng các phươg tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại để thu thập tình hình SXKD, tiêu thụ hàng hóa và xử lý kịp thời bằng hệ thống công cụ, giải pháp hành chính và chính sách KT đồng bộ nhằm ngăn ngừa kịp thời, có hiệu quả những mất cân đối gây ra các cú sốc KT và định hướng sự vận động của nền KT vào các mục tiêu KT-XH. Tuy các chương trình và kế hoạch KT không mang tính pháp lệnh, song nó có tác dụng chỉ đường, hướng dẫn các xí nghiệp đi vào quỹ đạo vận
động chung của nền KT. Nhờ đó mà mâu thuẫn giữa sự mở rộng SX và giới hạn chật hẹp của thị trường đã dịu bớt tính gay gắt.
Hai là, từ sau chiến tranh TG 2, các chương trình phát triển KH-KT-Cnghệ của nhà nước làm cho trình độ của người lao động được nâng cao, NSLĐ tăng. Thêm vào đó là chính sách điều tiết qua thuế thu nhập và thực hiện các chương trình bảo đảm XH toàn diện đã làm tính đối kháng giai cấp dịu bớt.
Ba là, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng buộc các quốc gia phải giải quyết những vấn đề chung như: hiểm họa của chiến tranh TG, ô nhiễm môi trường, tệ nạn XH, cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ.
Trong những không gian và thời gian nhất định, những mâu thuẫn vốn có đó đã giảm mức độ gay gắt của các cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dịu đi, đặc biệt là mức độ thiệt hại mà chúng gây ra trong phạm vi một nước không lớn như thời kỳ trước Chiến tranh TG 2. Các chỉ số kinh tế cơ bản vẫn bảo đảm ở mức độ có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của các nước TB phát triển ở mức 2,9 % (thời kỳ 1982-1990), 1-2% thời kỳ 1991 – 1999. Cũng trong thời kỳ đó lạm phát ở mức 5,5% và 1,1 – 2,8%, thất nghiệp 6,9% và 6-7%. Năng suất lao động 3,3% và 1,0 – 3%, cán cân ngoại thương tăng (1998: 65 tỷ USD, 1999: 4,2 tỷUSD)[5].
Từ đó nảy sinh nhiều ảo tưởng về “CNTB điều tiết”, “CNTB không có khủng hoảng”.
Thực tế CNTB ĐQ nhà nước là một hình thức vận động mới của QHSX TBCN cao hơn với thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị,chứ không phải là một sự thay đổi về chất. Do đó, các quy luật vốn có của CNTB không bị thủ tiêu mà chỉ có những biểu hiện mới. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại từ sau Chiến tranh TG 2 đến nay, CNTB đã trải qua 5 cuộc khủng hoảng chu kỳ: 1948 -1949; 1957-1958; 1969-1972; 1980-1982; 1991-1992; 1997-1998; cùng với các cuộc khủng hoảng đó cuộc khủng hoảng trung gian: 1953- 1954; 1960-1961; 1966-1967; 1974-1975, khủng hoảng năng lượng và cơ cấu, khủng hoảng môi trường. Tốc độ phát triển kinh tế lên xuống bấp bênh và trì trệ đi liền với lạm phát (… thất nghiệp, nghèo khổ, phân cực xã hội vấn là căn bệnh không tránh khỏi).
- Có thể nói, sự điều tiết của CNTB ĐQ nhà nước đối với quá trình TSX có tác dụng làm dịu những mâu thuẫn vốn có của quá trình TSX và trong chừng mực nhất định còn có tác dụng kích thích SX phát triển. Song, nó lại tạo ra những mâu thuẫn mới, làm cho mâu thuẫn vốn có phát triển với quy mô rộng lớn hơn, có lúc gay gắt hơn và ngày càng mang tính toàn cầu. Điều đó cũng thể hiện rõ việc bành trướng quốc
tế của các công ty xuyên quốc gia dưới sự điều tiết quá trình KT đối ngoại của CNTB ĐQ nhà nước và trong những biện pháp điều tiết của CNTB ĐQ nhà nước quốc tế. Trong quá trình điều tiết này, mâu thuẫn cơ bản được quốc tế hoá, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản độc quyền quốc tế, giữa các nước đế quốc với các nước đang phát triển, giữa các nước đế quốc với nhau có lúc trở nên hết sức gay gắt.
Tuy nhiên, đứng về mặt kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp điều tiết quá trình TSX của CNTB ĐQ nhà nước là những biện pháp mang tính tất yếu trong điều kiện LLSX phát triển cao độ. Đó là những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế thị trường trên tầm vĩ mô.