Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 46 - 47)

*/ Nguyên nhân kinh tế:

- Sự tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn, đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển cao hơn nữa của trình độ xã hội hóa LLSX mâu thuẫn với gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN đòi hỏi có 1 hình thức mới của QHSX để LLSX có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của CNTB => dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý nền sản xuất. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi 1 lượng vốn khổng lồ, do đó để đáp ứng được yêu cầu về vốn các tổ chức độc quyền phải câu kết với nhà nước. Ngược lại, thấy được lợi ích của cách mạng khoa học công nghệ, nhà nước cũng cần phải liên kết với các tổ chức độc quyền để triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Đến CNTBĐQ, cơ chế tác động vào nền kinh tế là cạnh tranh và độc quyền do đó đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế => hình thành CNTBĐQNN

- Nhà nước tư sản đi trước một bước để ký kết các hiệp định, viện trợ phát triển cho các quốc gia đang và chậm phát triển, tạo môi trường cứng và mềm để các nhà tư bản tăng cường buôn bán và đầu tư ra nước ngoài.

- Xu thế toàn cầu hóa là tất yếu khách quan nhưng nó cũng làm gia tăng sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự bành trướng của các công ty này vấp phải hàng rào dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ cạnh tranh

trên thị trường thế giới => Đòi hỏi có sự điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản.

*/ Nguyên nhân chính trị - xã hội

- Cuộc chiến tranh đế quốc đã thúc đẩy nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền liên kết với nhau.

- Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có chính sách để tạm thời xoa dịu và giải quyết những mâu thuẫn đó: Trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội,…

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mới ra đời và các nước đế quốc già dẫn đến nhà nước tư sản phải liên kết với các tổ chức độc quyền để khắc phục những mâu thuẫn đó.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của hàng loạt những quốc gia độc lập ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh chống CNXH cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước => thúc đẩy quá trình chuyển biến CNTBĐQ sang CNTB ĐQNN.

- Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược cao, đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận (nhất là với những ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản, bảo vệ môi trường...). Nhà nước tư sản đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn → vai trò kinh tế của nhà nước được mở rộng.

- Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ… trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước….

Như vậy CNTB độc quyền nhà nước không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là CNTB độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w