Bản chất của địa tô TBCN

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 29 - 30)

Trong sản xuất nông nghiệp TBCN, người công nhân nông nghiệp tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản dưới hình thức lợi nhuận nông nghiệp. Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp giữ lại cho mình một phần giá trị thặng dư bằng lợi nhuận bình quân, phần giá trị thặng dư còn lại họ trả cho địa chủ dưới dạng địa tô. Như vậy, muốn thu được lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân và trả được địa tô cho địa chủ thì lợi nhuận nông nghiệp phải lớn hơn lợi nhuận bình quân, tức là: lợi nhuận nông nghiệp bao gồm lợi nhuận bình quân cộng lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định, lâu dài và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thái địa tô TBCN.

- Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.

Nói cách khác, địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất.

=> Nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp đã biến một phần lợi nhuận của mình thu được thành địa tô

Sở dĩ như vậy là vì, trong nông nghiệp, đất đai là yếu tố giới hạn, có độ màu mỡ khác nhau và có chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất nên trong sản xuất nông nghiệp không hình thành lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận bình quân như công nghiệp. Giá cả của nông sản do không do giá cả sản xuất trên ruộng đất trung bình quy định mà do giá cả sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định. Bởi vậy, những ruộng đất trung bình, ruộng đất tốt sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch đó được nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp trả cho địa chủ.

- Nguồn gốc của địa tô TBCN: là một phần GTTD do công nhân nông nghiệp tạo ra, do nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp trả cho địa chủ

- So sánh địa tô TBCN và địa tô phong kiến:

Mặt lượng:

phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.

Gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lạm vào cả phần sản phẩm cần thiết.

Mặt chất:

Phản ánh mối quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, các nhà tư bản kinh doanh ruộng đất và công nhân nông nghiệp làm thuê (trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua tư bản hoạt động).

Phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân (trong đó giai cấp địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân).

Cơ sở hình thành

Quan hệ kinh tế giữa địa chủ với tư bản và giữa tư bản với lao động làm thuê

Dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối với nông dân

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 29 - 30)