Những biểu hiện mới của xuất khẩu TB

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 40 - 43)

- Trước kia, luồng TB xuất khẩu chủ yếu từ các nước TB phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%) thì những thập kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước TB phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu giữa 3 trung tâm TBCN tăng nhanh, đặc biệt dòng chảy theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho hướng xuất khẩu TB vào các nước đang phát triển giảm mạnh (1996 chỉ còn 16,8%, hiện nay khoảng 30%).

Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư như vậy là do:

+ Cuộc CM KH-KT- công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự

phát triển LLSX. Đầu những năm 80 của thế kỷ 20 những ngành mũi nhọn ra đời: công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới, bán dẫn, vi điện tử, vũ trụ…tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì thời gian đầu tạo ra lợi nhuận siêu ngạch lớn.

+ Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước TB phát triển vì ở các nước đang phát triển không có kết cấu hạ tầng phù hợp, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao hơn trước…

(Trước đây, Mỹ là một nước đầu tư lớn nhất thì nay trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu TB không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu TB đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế. Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước TB phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm).

Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước TB phát triển không làm cho đặc điểm và bản chất của xuất khẩu TB thay đổi, mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khấu TB thêm phong phú và phức tạp hơn.

Một là, sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng KH - KT cao ở các nước TB phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của TB tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa TB tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không tránh khỏi.

Hai là, sự phát triển mạnh mẽ những thiết bị và quy trình công nghệ mới đã dấn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ ít hiện đại hơn ra khỏi quá trình SX trực tiếp (do bị hao mòn hữu hình và vô hình). Đối với nền KT của thế giới đang phát triển thì những TLSX này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận ĐQ cao, các tập đoàn TB độc quyền đưa các thiết bị đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi CNTB còn tồn tại thì xuất khẩu TB từ các nước TB phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng TB đầu tư vào khu vực này hay khu vực khác của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn ở quy mô thế giới cho thấy, xuất khẩu TB vẫn là vũ khí chủ yếu mà TB độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.

- Chủ thể xuất khẩu TB có sự thay đổi lớn, trong đó, vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong xuất khẩu TB ngày càng to lớn. Đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chẳng hạn, vào những năm 90, các TNCs đã chiếm tới 90% luồng vốn FDI. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu TB từ các nước đang phát triển, mà nổi bật là các NIE châu Á.

(Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối KT mới: EU, NAFTA... nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó).

- Hình thức xuất khẩu TB đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu TB và xuất khẩu hàng hóa tăng lên.

Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện hình thức mới như: BOT (Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)

BTO (Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh) BT (Hợp đồng xây dựng-chuyển giao)

Sự xuất hiện xuất khẩu TB với các hợp đồng buôn bán hàng hóa dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.

- Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu TB đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.

Xuất khẩu TB luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho quan hệ TBCN được phát triển và mới rộng ra rên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình PCLĐ và quốc tế hoá đời sống KT của nhiều nước, là một trong những nhân

tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình CNH ở các nước nhập khẩu TB phát triển nhanh chóng. Song, mặt khác, xuất khẩu TB cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu TB những hậu quả nặng nề như: nền KT phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất, do bị bóc lột quá nặng nề… Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu TB, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình CNH ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

Câu 8. Những biểu hiện mới của TB Tài chính ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu TB Tài chính ?

Một phần của tài liệu chuyên đề ông thi môn kinh tế chính trị học phần kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w