Kết chuyển tổng hợp chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.doc (Trang 43 - 46)

- Phiếu kế toán.

4.Kết chuyển tổng hợp chi phí sản xuất.

4.1. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dùng để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ còn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tài khoản 154 có kết cấu như sau:

+ Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang cuối kỳ. + Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất sở dang đầu kỳ. + Dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

TK 1541: CPSXKDDD (sản xuất chính) ,TK 1541 BI: CPSXKDDD - dệt bỉ TK 1541 K: CPSXKDDD - khăn , TK 1541 VK: CPSXKDDD - vải khác

TK 1541 DE: CPSXKDDD nhà máy dệt.

4.2. Trình tự hạch toán kết chuyển chi phí

- Tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng:

Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng trước hết ta phải đi tập hợp chi phí cho các buồng. Vào chương trình kế toán máy → Kế toán chi phí và tính giá thành → GT nhà máy dệt Nam Định →Tập hợp chi phí cho các đối tượng:

Khi đó máy sẽ cho phép ta tập hợp chi phí cho đối tượng là buồng bỉ. Khí đó xuất hiện cửa sổ sửa lại giá trị tập hợp chi phí cho các đối tượng.

Trong đó:

+ VLC là giá trị nguyên liệu tiêu hao để sản xuất các sản phẩm trên Bỉ.

+ VL hồ là chi phí hồ đã tập hợp ở phần chi phí NVLTT ứng với Bỉ. Riêng hai cột của phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này máy đã tự tập hợp và điền vào ứng với từng mặt hàng (Ví dụ ta điền ở hàng đầu là NLC ,VLhồ của Xi 1921 A2 mộc A thuộc Bỉ ) và hàng cuối là tổng chi phí của các mặt hàng.

Lương là tiền lương của công nhân sản xuất (TK 622).Bảo hiểm là các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Phần chi phí này ta cũng phải đọc vào máy dựa vào số liệu đã tập hợp ở phần chi phí NCTT cho từng mặt hàng. CPC là chi phí SXC còn lại ngoài điện, hơi, nước và khấu hao và trừ đi phế liệu thu hồi.

Sau khi đã sửa giá trị tập hợp chi phí, máy sẽ căn cứ vào các giá trị vừa nhập, định mức phân bổ của từng mặt hàng trong Bỉ (ca máy) để tập hợp CPSXC cho các mặt hàng. Tương tự ta cũng vào tập hợp chi phí sản xuất cho dệt và khăn như bỉ.

- Khi đã tập hợp chi phí cho từng mặt hàng xong, ta thực hiện việc kết chuyển chi phí của TK621, TK622, TK627 sang TK1541DE. Thông thường chỉ có TK621, TK622 thì chi phí trên đó mới kết chuyển tự động vì chỉ có phát sinh bên Nợ. Riêng TK627 còn có phần phát sinh bên có mà kết chuyển tự động lại chỉ theo 1 vế là Nợ hoặc Có vì thế với TK627 thường kết chuyển bằng tay. Với bút toán kết chuyển tự động chỉ thực hiện kết chuyển với tài khoản mẹ mà không thực hiện được với các tài khoản chi tiết mà phải kết chuyển bằng tay. Vì thế tại Nhà máy việc kết chuyển chi phí được thực hiện bằng tay đó là thao tác với Phiếu kế toán:

Sau khi kết chuyển tập hợp chi phí sán xuất ta có Bảng kê số 4 là bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn nhà máy. Cột TK là các tài khoản ghi nợ hay các tài khoản chi phí theo từng khoản mục chi phí sản xuất (chi tiết cho từng khoản mục). Các TK Có là các tài khoản ghi có đối ứng với các tài khoản chi phí. Từ bảng kê số 4 ta có nhật ký chứng từ số 7. Trích bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.doc (Trang 43 - 46)