1. Đối tượng tính giá thành.
* Đối tượng tính giá sản phẩm:
- Đối tượng tính giá thành tại Nhà máy Dệt cũng chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đó là từng mặt hàng vải trên thiết bị khác, trên Bỉ và từng mặt hàng khăn.
- Đối tượng tính giá sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà Nhà máy sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đó là vải mộc.
- Kỳ tính giá thành: tháng, quý, năm hoặc kết thúc một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc các loại sản phẩm đã hoàn thành.
Đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân loại căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành, theo cách phân loại này thì có 2 loại:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm : CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho thành phẩm
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Công việc tính giá thành được thực hiện hàng tháng sau khi kết chuyển chi phí sản xuất. Cũng giống như hầu hết các phần mềm kế toán thì fast cũng cho phép tiến hành tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm sẽ được tính như sau:
Tổng giá = CP sản xuất + CP sản xuất phát - CP sản xuất thành SP dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ DD cuối kỳ
Tổng giá thành SP = CPNVLTT tồn đầu kỳ + CPNVLTT phát sinh trong kỳ + CPNCTT trong kỳ
+ CPSXC trong kỳ - CPNVLTTtồn cuối kỳ - Phế liệu thu hồi (nếu có) Từ đó ta có:
Tổng giáthành
SP =
CPNVLTT thực tế
trong kỳ + CPNCTT trong kỳ + CPSXC trong kỳ
CPNVLTT thực tế trong kỳ chính là phần chi phí nguyên liệu sợi và vật liệu hồ được tính trên cơ sở định mức tiêu hao của từng mặt hàng.
CPNCTT gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất (đã được tập hợp cho từng mặt hàng như trên).
CPSXC gồm toàn bộ các chi phí phát sinh được tập hợp cho từng mặt hàng như phần CPSXC đã trình bày ở trên.
Sau khi nhập liệu xong các sản phẩm đã được nhập để chuyển vào kho sẽ được thực hiện tính giá thành khi thực hiện bút toán tính giá thành. Bút toán tính giá thành được thực hiện trên phiếu tính giá thành cho từng đối tượng (Bỉ, dệt, khăn, vải). Giả sử ta muốn tính giá thành các mặt hàng trên máy Bỉ ta tiến hành nhập liệu như trên phiếu sau:
Giá thành của từng mặt hàng của từng xưởng Bỉ Dệt (khác) Khăn được thể hiện trên bảng tính giá thành của từng xưởng. Như vậy giá thành và giá thành đơn vị của từng mặt hàng và từng buồng đã được máy tính ra trên các bảng giá thành.
Giá thành vải Bỉ
Tên VT SL TT VLC VLP Hơi Điện Lương Phải nộp Chi phí chung Khấu hao GTĐV Giá thành
Xi1921 A2 Màu khổ 160 loại A 154149.6 1438796533 114877351 15962817.22 89070658.63 51608603.16 6626484.911 60778224.84 61760895.2 11933.1 1839481568 114 khổ 158 mộc A 14029 232359422 19022118 2558143.786 14274144.01 13784349.14 1769894.474 9740100.135 9897579.359 21627.1 303405750.9 4023 A1 Khổ 165 Mộc A 36074.4 677678294 6897750 1023257.514 5709657.605 33082437.93 4247746.738 3896040.054 3959031.743 20416 736494215.6 Tổng cộng 568397.4 4484058363 373284680 70059031.14 390921224 226518741 29082906 266748875.7 271061706.7 10752.6 6111735528
Dựa vào Bảng tính giá thành vải Bỉ ở trên, ta thấy được tổng chi phí để sản xuất ra vải Xi 1921 A2 Màu khổ 160 loại A ( gồm chi phí vật liệu chính, phụ, chi phí hơi, chi phí điện, chi phí tiền lương và các khoản phải nộp trích theo lương, chi phí chung, khấu hao ) là: 1839481568 (đ). Trong kỳ, sản lượng thực tế mà Nhà máy sản xuất được là 154149.6 m vải, từ đó ta tính được giá thành đơn vị thực tế sản xuất ra Xi 1921 A2 Màu khổ 160 loại A là:
1839481568
= 11933.1 (đ) 154149.6
Sau khi tính xong giá thành của từng mặt hàng ta tiến hành ghi nhập kho thành phẩm hoàn thành vào máy. Kế toán vào phiếu kế toán như sau:
3. Đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm làm dở được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản CP sản xuất dở dang ĐK + CP NVLTT trong kỳ Số lượng phẩm DD = x SP DD cuối kỳ SL thành phẩm + SL sản phẩm DD cuối kỳ cuối kỳ
Sản phẩm dở có thể ở dạng vải, sợi đang nằm trên dây chuyền chưa lên vải. Tuy nhiên bộ phận thống kê sẽ thống kê và lập biên bản kiểm kê thống kê xem ở sản phẩm dở thì sợi mỗi loại còn lại là bao nhiêu.
Trích biên bản kiểm kê tháng 11: STT Mặt hàng Chỉ số Ne Tổng hợp sợi Dọc Ngang Dọc Ngang + ... ... ... ... ... ... ... Cộng: 0,0 0,0 35871,5 1944,8 37816,3 Dệt Bỉ ... Xi 1921 A2 2065/35 2065/35 3330 325 3655 ... ... ... ... ... ... ... Cộng dệt Bỉ 0,0 0,0 36964,2 3326,7 40291,0 Cộng KK các buồng 0,0 0,0 72835,8 5271,5 78107,2
Cuối tháng 11 khối lượng sản phẩm dở được tính theo sợi là 72835.8 kg sợi dọc các loại: 5271.5 kg sợi ngang các loại. Không có sợi biên vì không có khăn dở. Mỗi loại sợi cuối kỳ đều đã có giá xuất trung bình vì thế ta tính được giá trị từng loại sợi cuối kỳ. Tổng lại ta có giá trị nguyên liệu tồn cuối kỳ. Từ khối lượng sợi dọc từng loại (sợi dọc là sợi qua hồ) và đơn giá hồ/1kg sợi qua hồ đã tính ở phần chi phí NVLTT, ta tính được chi phí tồn cuối kỳ.
Chi phí nguyên liệu sợi và chi phí hồ cộng lại chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và được để ở TK 154. Trong tháng 11 chi phí dở dang cuối kỳ là sợi: 4472529716(đ); hồ: 154328757(đ).