Nhận xét về thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí tính giáthành sản phẩm tại Nhà máy Dệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.doc (Trang 54 - 56)

phẩm tại Nhà máy Dệt.

Qua quá trình thực tập, em nhận thấy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm.

- Bộ máy kế toán được tổ chức và phân công phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng người đã giúp cho công việc đạt được hiệu quả nâng cao chất lượng công tác kế toán

- Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, đầy đủ, chặt chẽ giúp cho việc hạch toán được chính xác.

- Hệ thống tài khoản kế toán được Nhà máy xây dựng rất chi tiết và cụ thể, thuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán của phòng kế toán.

- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng mặt hàng trên từng buồng dệt là hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm tổ chức sản xuất tại Nhà máy. Phân loại chi phí sản xuất theo từng

khoản mục chi phí tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành...

- Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán đã giúp giảm khối lượng công việc, tăng độ chính xác và tính hiệu quả của công tác kế toán.

2. Tồn tại.

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy vẫn còn những tồn tại, chưa phù hợp với chế độ chung cũng như chưa thật sự hợp lý. Những vấn đề này đòi hỏi kế toán phải phân tích cụ thể hơn và đưa ra phương hướng biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn nữa.

- Quản trị người dùng là một khía cạnh quan trọng khi áp dụng kế toán máy, nó giúp cho nhà máy có thể yên tâm về tính bảo mật dữ liệu của mình. Thế nhưng như đã nêu ở trên tại Nhà máy chưa thực hiện phân quyền , quản trị người dùng.

- Hiện nay, Nhà máy có tiến hành kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa trước khi nhập kho. Tuy nhiên, Nhà máy lại không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư chặt chẽ nên khi xảy ra hao hụt, hư hỏng, không đúng quy cách, phẩm cấp, Nhà máy khó có cơ sở để quy trách nhiệm cho bộ phận, cá nhân nào, gây thiệt hại về tài sản cho Nhà máy.

- Khi hạch toán CPNCTT Nhà máy đã tính cả chi phí nhân công của bộ phận phục vụ sản xuất vào CPNCTT như vậy là chưa hợp lý.

- Toàn bộ CPSXC đều được tiến hành phân bổ hết vào giá thành sản phẩm, điều này chưa thực sự hợp lý theo quy định của chế độ hiện hành CPSXC sau khi được tập hợp phải được phân chia thành CPSXC biến đổi và CPSXC cố định rồi căn cứ vào mức công suất thực tế của máy móc để phân bổ CPSXC cố định theo mức công suất thực tế này .

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DỆT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DỆT

I.Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Hiện nay các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, các loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng, mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, với các doanh nghiệp này thì ngoài các yếu tố về vốn, lao động, nguyên liệu, thị trường... thì một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Chi phí và giá thành là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu phục vụ cho công tác kế toán quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, lợi nhuận. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, góp phần nhằm tiết kiệm vốn một cách hiệu quả, mặt khác còn tạo điều kiện tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm , bởi vì giá thành sản phẩm là cơ sở để định giá bán. Chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh ở Nhà máy, vì thế sự biến động của chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Nhà máy. Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa trong việc hoàn thành tốt hơn yêu cầu công việc kế toán là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý một cách kịp thời, chính xác, phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn, mà cụ thể là công tác quản lý chi phí sản xuất đối với một công ty sản xuất. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất vào việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy Dệt – Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.doc (Trang 54 - 56)