Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không chỉ tính đến yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của bản thân doanh

Một phần của tài liệu Tác động của đẩy mạnh phân công lao động trong công nghiệp, trung tâm công nghiệp ở Hà Tây đến xây dựng khu vực phát triển tỉnh (Trang 53 - 55)

- Xây dựng về quân sự an ninh

2.1.2.Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không chỉ tính đến yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của bản thân doanh

chỉ tính đến yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mà còn tính đến yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng KVPT tỉnh

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nớc ta hiện nay, cả hoạt động kinh tế và hoạt động quốc phòng đều thống nhất chung ở mục đích thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thế nhng, do kinh tế và quốc phòng là những hoạt động chịu sự chi phối của hệ thống các quy luật khác nhau, nên nếu không có sự chú ý kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích quốc phòng trong mỗi hoạt động thì rất dễ dẫn tới tình trạng kinh tế phát triển song quốc phòng lại không đợc củng cố hoặc ngợc lại. Chính vì thế, ở Hà Tây việc kết hợp chặt chẽ lợi

ích kinh tế và quốc phòng nói chung, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói riêng cần phải bảo đảm không chỉ tính đến yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của bản thân doanh nghiệp, mà còn phải tính đến yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng KVPT. Đây là yêu cầu cần thiết, quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, thống nhất cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Yêu cầu này đặt ra cần phải tính toán ngay trong xây dựng chiến lợc, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong quy hoạch phát triển công nghiệp và đẩy mạnh phân bố lực lợng lao động trong CN,TTCN nói riêng. Làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp không ngừng phát triển. Đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quốc phòng – an ninh và xây dựng KVPT tỉnh. Vì thế, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở địa phơng phải đợc giải quyết một cách đồng bộ gắn với hoạt động quốc phòng an ninh trên từng hớng phòng thủ của tỉnh, gắn với thế trận của QKTĐ cũng nh cả nớc. Trên thực tế, tình trạng cha chú ý đến sự kết hợp yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng KVPT còn diễn ra khá phổ biến. Trớc hết, biểu hiện ở sự nhận thức cha đúng về vấn đề này của nhiều ngời dân, của một số không ít cán bộ, công nhân trong ngành công nghiệp cũng nh các chủ doanh nghiệp. Thậm chí, một số chủ doanh nghiệp, cán bộ cơ sở địa phơng còn có nhận thức cho rằng đất nớc đã hoà bình rồi cần tập trung xây dựng kinh tế trớc, sau đó mới đến các nhiệm vụ khác. Nhận thức đó đã ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quốc phòng địa phơng và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở các doanh nghiệp và cơ sở địa phơng [ tr3]. Trong xây dựng kế hoạch sử dung lực lợng lao động ở không ít doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp t nhân, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài cũng nh một số địa phơng cơ sở vẫn còn tình trạng chỉ nhấn mạnh đến sự phát triển sản xuất kinh doanh, mà ít chú ý đến yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. Các doanh nghiệp nhà nớc (kể cả trung ơng và địa phơng) trên địa bàn cũng ít quan tâm đến việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Cho nên, để đạt đợc mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh đòi hỏi quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN không chỉ tính đến nhu cầu về lao động, phát triển các chuyên ngành ở lĩnh vực CN,TTCN mà còn tính đến lao động ở các chuyên ngành gần với nhu cầu quân sự. Có nh vậy, khi yêu cầu tăng cờng sức mạnh của KVPT về mặt nhân lực, về sản xuất vật chất trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN có thể nhanh chóng chuyển bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề gần với chuyên môn quân sự đang hoạt động ở lĩnh vc CN,TTCN sang hoạt động theo yêu cầu của KVPT tỉnh. Ngợc lại, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN chỉ tính đến yêu cầu phát triển kinh tế của chính ngành CN,TTCN, không biết đến nhu cầu của KVPT trong t- ơng lai thì khi cần thiết bộ phận lao động trong CN,TTCN chuyển sang hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng KVPT phải mất thời gian dài để đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề. Điều đó, không đáp ứng đợc tính khẩn trơng, sự mau lẹ của hoạt động quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, ngay từ thời bình mọi hoạt động nói chung, đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói riêng đều phải có quy hoạch, kế hoạch vừa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, vừa tính đến khả năng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của KVPT, của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống.

Một phần của tài liệu Tác động của đẩy mạnh phân công lao động trong công nghiệp, trung tâm công nghiệp ở Hà Tây đến xây dựng khu vực phát triển tỉnh (Trang 53 - 55)