KHOẢN MỤC Năm So sánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 31 - 35)

Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % I. Vốn KKH & CKH < 12 tháng 602.949 66,6 639.851 67,0 917.414 71,4 36.902 6,1 277.563 43,4 1. Vốn không kỳ hạn 431.763 47,7 440.597 46,1 502.568 39,1 8.834 2,0 61.971 14,1 - Tiền gửi các TCKT 406.520 44,9 413.396 43,3 472.102 36,7 6.876 1,7 58.706 14,2

- Tiết kiệm của dân cư 25.243 2,8 27.201 2,8 30.466 2,4 1.958 7,8 3.265 12,0

2. Vốn CKH < 12 tháng 171.186 18,9 199.254 20,9 414.846 32,3 28.068 16,4 215.592 108,2

- Tiền gửi các TCKT 48.948 5,4 52.103 5,5 130.747 10,2 3.155 6,4 78.644 150,9

- Tiết kiệm của dân cư 122.238 13,5 147.151 15,4 284.099 22,1 24.913 20,4 136.948 93,0

II. Vốn CKH > 12 tháng 301.837 33,4 315.618 33,0 366.941 28,6 13.781 4,6 51.323 16,3

- Tiết kiệm của dân cư 239.405 26,5 245.223 25,7 279.909 21,8 5.818 2,4 34.686 14,1

- Kỳ phiếu 22.076 2,4 28.338 2,9 40.396 3,2 6.262 28,4 12.058 42,5

- Tiền gửi khác 40.356 4,5 42.057 4,4 46.636 3,6 1.701 4,2 4.579 10,9

Thành phần ưa thích loại hình huy động này đó là các tổ chức kinh tế thể hiện trên số tiền gửi vào luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể: chiếm tỷ trọng trung bình là 41,6% trong tổng vốn huy động và chiếm đến 94% trong tổng vốn không kỳ hạn. Sở dĩ các tổ chức kinh tế ưa thích loại hình này là vì những tiện ích của nó: các tổ chức kinh tế sử dụng số tiền nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh để gửi vào ngân hàng, đó có thể là quỹ dự trữ tài chính, quỹ đầu tư, quỹ phúc lợi, khen thưởng…Khi có nhu cầu sử dụng thì họ có thể chủ động rút ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các tổ chức này còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Đó cũng là lý do làm cho loại tiền gửi này có tốc độ tăng nhanh qua các năm.

Ngược lại, đối với người dân thì họ không thích gửi tiền của mình theo hình thức vốn không kỳ hạn (chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm chỉ 2,7%) vì những lý do: số tiền mà người dân gửi vào ngân hàng thực sự là số tiền thừa sau khi họ đã trang trải tất cả các chi phí, không bị ràng buộc về thời gian rút nên họ muốn số tiền của mình khi tiết kiệm sẽ được sinh lợi nhiều. Trong khi đó vốn không kỳ hạn lại có lãi suất thấp nhất, chỉ 0,25% vì thế nên đa phần người dân không thích gửi theo loại vốn này (chỉ một số hộ kinh doanh sản xuất nhỏ họ tạm thời thừa vốn và muốn chủ động rút ra khi có nhu cầu).

- Một hình thức khác của cơ cấu vốn đó là loại vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Loại vốn này thể hiện tính tương đối ổn định của nguồn vốn huy động. Qua số liệu ta thấy loại vốn này chiếm tỷ trọng không cao, trung bình khoảng 24% nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để làm cho nguồn vốn của mình ngày càng có nhiều vốn ổn định hơn. Theo hình thức huy động này thì có sự tương phản với hình thức huy động không kỳ hạn. Ở đây, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm ít (trung bình hàng năm chỉ 7%) trong khi tiết kiệm của người dân thì chiếm ưu thế (khoảng 17%). Nguyên nhân: do loại tiền gửi này bó buộc về thời hạn nên các tổ chức kinh tế không chủ động được trong việc sử dụng vốn của mình. Bên cạnh đó, với những ưu thế như có nhiều kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng và 12 tháng, mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao nên rất phù hợp với yêu cầu tiết kiệm của người dân. Cùng với việc hàng năm ngân hàng có những chính sách khuyến mãi, gởi phiếu dự thưởng…đã làm cho tiền tiết kiệm theo kỳ hạn này luôn tăng qua các năm.

Tuy tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm ít nhưng tốc độ tăng lại rất cao. Đặc biệt trong năm 2006, tốc độ tăng của loại tiền gửi này gấp 1,5 lần so với năm 2005.

Nguyên nhân là ngân hàng đã tạo được những điều kiện thuận lợi đối với các tổ chức như: chênh lệch lãi suất giữa vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn ít nhất 1 tháng là 0,35%, bên cạnh đó nếu như trước kia khi họ rút tiền trước hạn sẽ không được hưởng lãi suất nhưng nay thì được hưởng ở mức lãi suất của vốn không kỳ hạn.

- Hình thức cuối cùng trong cơ cấu vốn và có kỳ hạn dài nhất đó là vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Chiếm ưu thế trong nguồn vốn này là tiền gửi tiết kiệm của người dân (tỷ trọng trung bình là 24,7%). Điều này dễ hiểu bởi vì nguồn vốn này có mức lãi suất cao nhất (từ 0,7% đến 0,76% trên 1 tháng). Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm không đều qua các năm. Tốc độ tăng năm 2006 là 14,1% nhanh hơn nhiều so với trong năm 2005 là 2,4%. Nguyên nhân như đã phân tích là do trong năm 2005 giá vàng biến động đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của người dân đó là họ không thích kỳ hạn dài vì sợ tiền bị mất giá so với vàng. Nhưng sang năm 2006 với những chính sách tính cực của ngân hàng thì số tiền tiết kiệm này đã được tăng lên đáng kể với số tuyệt đối là 34.686 triệu đồng.

Bên cạnh việc tiết kiệm, người dân cũng có thể mua kỳ phiếu của ngân hàng. Tuy chiếm tỷ trọng ít (trung bình chỉ 2,8%) nhưng có tốc độ tăng rõ rệt qua các năm: năm 2005 tốc độ tăng là 28,4% đến năm 2006 là 42,5%. Nguyên nhân là vào những tháng cuối năm, ngân hàng thường phát hành những đợt kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn đã góp phần đáng kể vào tổng vốn huy động của ngân hàng. Tỷ trọng của kỳ phiếu tăng dần qua các năm là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của tiền gửi tíết kiệm giảm.

Đối với tiền gửi khác: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cũng không cao, trung bình khoảng 4,2% và có tốc độ tăng đều qua các năm nhưng thấp hơn tốc độ tăng của hai loại vốn còn lại nên tỷ trọng giảm dần.

Đánh giá tình hình huy động vốn theo kỳ hạn:

Sau đây chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu của từng loại vốn ứng với mỗi kỳ hạn để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

- Chỉ tiêu vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng/tổng vốn huy động:

theo kết quả trên ta thấy chỉ tiêu này luôn lớn và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã huy động được nguồn vốn rẻ, dồi dào nhưng tính ổn định không cao, chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn.

- Chỉ tiêu vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên/tổng vốn huy động: chỉ tiêu này

thể hiện tính ổn định của vốn huy động, nếu chỉ tiêu này cao thì ngân hàng có thể tự chủ trong hoạt động cho vay của mình. Thực tế thì chỉ tiêu này chỉ ở mức trung bình và có xu hướng giảm, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn tăng. Điều này chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng còn hạn chế và ngân hàng chưa

phát huy được khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của mình. Bởi

vì theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT

Việt Nam, vốn huy động được cân đối cho vay tính theo công thức: trung bình khoảng 86% vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng (vì có sự chênh lệch qua các năm) + 100% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên . Do đó nếu như vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên càng nhiều thì ngân hàng có thể nâng cao khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của mình và ngược lại.

Tóm lại, với vị trí của NHNo vẫn là ngân hàng lớn nhất của tỉnh, có uy tín với

người dân, tuy về lãi suất huy động NHNo không thể cạnh tranh với các tổ chức tín

dụng khác nhưng vẫn giữ được sự tín nhiệm của đa số khách hàng và được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn huy động chỉ mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn trên địa bàn, còn phần lớn khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn còn phải dựa vào nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên. Do đó, để chủ động hơn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn của mình nhất là phải quan tâm tăng trưởng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên trên tổng vốn huy động.

3.2.2 Phân tính tình hình sử dụng vốn tại NHNo Kiên Giang

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHNo Kiên Giang, vừa trực

tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Thực hiện định hướng phát triển của Ngành, ngân hàng đã thường xuyên bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tăng trưởng tín dụng có hiệu quả. Trong đầu tư tín dụng ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc “Tăng trưởng khối lượng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng”. Nghiên cứu chính xác nhu cầu vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất hàng hoá truyền thống của nông dân (lúa,cá, tôm,…) từ đó xác định mức đầu tư hợp lý cho từng loại đối tượng, phù hợp với tốc độ phát triển của sản xuất, tốc độ tăng trưởng của giá cả thị trường. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và các thành phần kinh tế hợp tác khác để đa dạng hoá đối tượng đầu tư, khắc phục dần tính thời vụ, phân tán rủi ro.

Kết quả tín dụng nói chung được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh quy mô càng được mở rộng, doanh số thu nợ cao cho thấy kết quả thu hồi nợ tốt và dẫn đến tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Để biết được cụ thể, trước tiên chúng ta đi vào phân tích doanh số cho vay của

NHNo Kiên Giang qua 3 năm như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w