Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 42 - 50)

Như chúng ta đã biết, mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là bảo toàn vốn và lợi nhuận được sinh ra từ vốn tín dụng. Vì vậy, thu nợ là công tác quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Doanh số thu nợ phản ảnh hiệu quả của đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình.

Để hiểu rõ tình hình thu nợ của NHNoKiên Giang trong các năm qua, ta đi vào

phân tích các khía cạnh sau:

Doanh số thu nợ theo thời hạn

Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thời hạn từ năm 2004 đến năm 2006 như sau:

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy: tổng doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng trưởng với tốc độ tăng của năm 2005 là 25,1% và năm 2006 là 20,2%. Tốc độ tăng có xu hướng giảm là do trong năm này thu nợ ngắn hạn giảm mạnh.Chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng cơ cấu:

Ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao đối với loại hình tín dụng ngắn hạn thể hiện ở tỷ trọng trung bình qua các năm đạt 64,9% còn lại 35,1% là doanh số thu hồi được trong cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra, tốc độ tăng của mỗi loại hình này lại có sự trái ngược nhau. Cụ thể:

- Đối với thu nợ ngắn hạn: nhìn vào số liệu ta thấy doanh số thu nợ của tín dụng ngắn hạn đạt kết quả rất khả quan: năm 2005, doanh số này đạt 1.431.590 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 458.797 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 47,2%.

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 972.793 59,6 1.431.590 70,1 1.598.307 65,1 458.797 47,2 166.717 11,6 2. Trung – dài hạn 658.607 40,4 609.212 29,9 855.707 34,9 -49.395 -7,5 246.495 40,5 Tổng DS thu nợ 1.631.400 100,0 2.040.802 100,0 2.454.014 100,0 409.402 25,1 413.212 20,2 42

Nguyên nhân của việc thu hồi nợ tốt khi cho vay với thời hạn ngắn là do: thứ nhất, nhu cầu vốn của khách hàng đối với loại hình tín dụng này rất cao như đã được phân tích trong phần doanh số cho vay ngắn hạn; thứ hai, khách hàng vay vốn ngắn hạn chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và sau một chu kỳ sản xuất thì khách hàng đã có thể trả tiền vay cho ngân hàng để làm thủ tục xin vay lại. Một nguyên nhân khác cũng chi phối đến tốc độ tăng nhanh của doanh số thu nợ đó là cùng với sự ra đời của quy định mới trong việc cơ cấu lại nhóm nợ, những đối tượng khách hàng xin gia hạn nợ do công việc kinh doanh không thuận lợi thì khoản nợ này sẽ thuộc vào nhóm 2 (các khoản nợ đã quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ được cơ cấu lại còn trong hạn). Để hạn chế những khoản nợ này chuyển sang nhóm 3 tức là nợ xấu thì cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc thu hồi những khoản nợ thuộc nhóm 2 đã gần hết hạn bằng cách đôn đốc khách hàng, nói cho họ biết là nếu kéo dài thời gian, họ sẽ phải chịu mức trả lãi cao hơn do nợ đã quá hạn. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ tốt cho ngân hàng nhằm để giữ uy tín của mình và có thể tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng.

Tuy nhiên, kết quả tốt đẹp trên có được khi việc trả nợ vay còn nằm trong khả năng của khách hàng còn khi khách hàng kinh doanh thua lỗ thật sự do tác động của thị trường thì ngân hàng vẫn không thu được nợ tốt. Thực tế trong năm 2006 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng chậm, chỉ tăng 11,6% so với năm 2005 tương ứng với số tiền là 166.717 triệu đồng. Nguyên nhân: trong năm 2005 do tác động của việc tăng giá xăng, dầu, phân bón, vật tư và hầu như là các nguyên liệu đầu vào bên cạnh đó dịch bệnh gia cầm, gia súc vẫn chưa được khắc phục làm cho hoạt động kinh doanh của nhiều khách hàng bị thua lỗ nên sang năm 2006 khách hàng không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Nhưng nhìn chung đối với những khoản nợ ngắn hạn thì khả năng thu hồi được rất cao.

- Đối với thu nợ trung, dài hạn: do số vốn tập trung vào loại hình tín dụng này không nhiều như tín dụng ngắn hạn nên doanh số thu hồi nợ cũng ít hơn. Đặc biệt trong năm 2005, số nợ thu hồi được lại ít hơn so với năm 2004 một khoản là 49.395 triệu đồng làm cho tốc độ tăng trong năm này giảm xuống -7,5%. Nguyên nhân: như chúng ta đã biết cơ sở của việc thu hồi nợ ngắn hạn đó là kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng theo mỗi chu kỳ còn đối với những khoản vốn trung, dài hạn thường được đầu tư cho máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu mua sắm…lại phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của dự án và thu nhập của người dân. Với những biến động trong năm 2005 đã làm cho giá cả mặt hàng tiêu dùng tăng, điều này ảnh hưởng đến những khoản thu nhập ổn định hàng tháng của người dân. Nếu như

trước đây, khách hàng có thể trang trải đủ chi phí và trả nợ tốt cho ngân hàng thì khi chi phí tăng cũng đồng nghĩa với việc khách hàng giảm đi khả năng trả nợ. Mặc dù việc cơ cấu lại nhóm nợ cũng góp phần tích cực thúc đẩy người vay trả tiền nhưng đối với khách hàng vay trung, dài hạn thì họ không có những tiện lợi như đối với khách hàng vay ngắn hạn ở chỗ: đến mỗi kỳ hạn trả nợ, có thể do nguyên nhân nào đó số tiền họ dự tính trả cho ngân hàng nhưng lại không tiết kiệm được mà phải gia hạn vào kỳ sau nên ở đây cũng có phần hạn chế.

Ta thấy vào năm 2006, doanh số thu hồi nợ trung, dài hạn đạt kết quả tốt: trong năm, ngân hàng thu được 855.707 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 246.495 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 40,5%. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ tín dụng trong việc thực hiện chỉ tiêu được giao của ban lãnh đạo ngân hàng (vì năm 2005, việc thu hồi nợ các đối tượng này đã không đạt chỉ tiêu). Bên cạnh đó, một số dự án đi vào hoạt động đã đạt hiệu quả như các dự án đầu tư cho kinh tế trang trại, tổ hợp tác…,công nhân viên chức thì được tăng lương theo quy định của Chính phủ nên có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Tóm lại, do tính chất và mục đích sử dụng vốn khác nhau đối với mỗi loại hình tín dụng mà doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ giữa hai loại tín dụng này có sự chênh lệch nhau. Với kết quả đạt được trong 3 năm qua chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt việc phân loại, chọn lựa khách hàng, xử lý công việc khách quan từ đó đã góp phần ổn định và bảo toàn được đồng vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa trong việc thu hồi nợ trung, dài hạn bằng cách mỗi quý giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và nhắc nhở cán bộ kiểm tra thường xuyên tiến độ thực hiện dự án của khách hàng.

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Việc phân phối vốn tín dụng có ảnh hưởng lớn đến doanh số thu nợ đối với mỗi thành phần kinh tế. Cụ thể ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau:

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

So sánh với bảng doanh số cho vay theo các thành phần kinh tế, ta thấy tỷ trọng thu hồi nợ ứng với mỗi thành phần này rất phù hợp với tỷ trọng của doanh số cho vay bởi vì kết quả của việc thu nợ thường phụ thuộc vào kết quả của việc cho vay.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước: thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng doanh số thu nợ (trung bình là 1%) nhưng đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2005 số vốn thu hồi được là 21.361 triệu đồng, tăng 9.604 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với tỷ lệ tăng 81,7%; năm 2006 số vốn lại tăng lên 8.443 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 39,5% so với năm 2005. Nguyên nhân: do ngân hàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp Nhà nước ít nên số nợ thu hồi được so với các thành phần kinh tế khác không cao. Mặt khác, ngân hàng đã có sự chọn lựa kỹ đối với các doanh nghiệp này, chỉ quan hệ với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có triển vọng tốt nên số vốn thu hồi được so với số vốn đã đem đầu tư đạt tỷ lệ khá cao.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế đang được ngân hàng mở rộng đầu tư và hoạt động khá hiệu quả, các doanh nghiệp trả nợ vay khá tốt thể hiện ở doanh số thu nợ luôn tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: doanh số thu nợ đạt tỷ trọng trung bình 26,7%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 106.092 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,3%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 180.574 triệu đồng với tỷ lệ tăng 34,4%. Với kết quả trên ta thấy chính sách mở rộng đầu tư của ngân hàng là rất hợp lý. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần có những hiểu biết về tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, tránh tình trạng cho vay đối với những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. DN Nhà nước 11.757 0,7 21.361 1,1 29.804 1,2 9.604 81,7 8.443 39,5

2.DN ngoài quốc doanh 419.110 25,7 525.202 25,7 705.776 28,8 106.092 25,3 180.574 34,4

3. Hộ gia đình - cá nhân 1.200533 73,6 1.494.239 73,2 1.718.434 70,0 293.706 24,5 224.195 15,0

- Đối với hộ gia đình – cá nhân: đây là nhóm thế mạnh của ngân hàng trong đầu tư tín dụng và cũng là nhóm khách hàng mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Theo số liệu ta có: doanh số thu hồi được từ hộ gia đình – cá nhân chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm đến 72,3%. Về tốc độ tăng: năm 2005 tăng so với năm 2004 là 293.706 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,5% nhưng đến năm 2006 thì tốc độ tăng lại giảm chỉ còn 224.195 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15% so với năm 2005. Nhóm khách hàng này bao gồm chủ yếu là các hộ nông dân, các hộ buôn bán nhỏ và những cá nhân có thu nhập ổn định. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã thực hiện biện pháp cho vay lưu vụ (cho vay sản xuất hai vụ liền kề nhau) vì nó giảm thiểu được chi phí đi lại cũng như thời gian lập thủ tục vay vốn. Từ đó đã mang lại lợi ích cho các hộ nông dân, bà con yên tâm tham gia sản xuất và có khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng. Trong năm 2006, do những bất lợi khách quan như yếu tố thị trường, thiên nhiên làm cho một số hộ vì không có kinh nghiệm nên thất bại trong sản xuất, xin gia hạn nợ vào năm sau. Vì vậy, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong năm này tuy có giảm nhưng an toàn tín dụng vẫn được bảo đảm.

Nhìn chung, công tác thu nợ của ngân hàng đối với mỗi thành phần kinh tế đều đạt kết quả tốt. Ngân hàng đã biết khai thác hiệu quả hoạt động của các thành phần này đồng thời có chính sách linh hoạt trong thời gian thu hồi nợ nên đã tạo được điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các ngành kinh tế trong tỉnh từ đó thấy được nó có ảnh hưởng như thế nào đến công tác thu nợ của ngân hàng, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích doanh số thu nợ theo các ngành kinh tế. Ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau:

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Ngân hàng đóng vai trò là nguồn cung cấp vốn thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, qua đó hiệu quả sử dụng vốn sau một thời gian của mỗi ngành sẽ được đánh giá bằng khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Cụ thể:

* Ngành Nông – Lâm nghiệp:

Với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh và là thế mạnh của NHNo Kiên

Giang, trong 3 năm qua ngành Nông – Lâm nghiệp đã góp phần đáng kể vào kết quả hoạt động chung của ngân hàng. Điều này được thể hiện ở doanh số thu nợ của ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm và số nợ thu hồi được ở năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như trong năm 2004 ngân hàng thu được 630.864 triệu đồng thì sang năm 2005 số tiền này là 810.084 triệu đồng tăng hơn 179.220 triệu đồng hay tăng 28,4% so với năm 2004 và đến năm 2006 mức tăng có xu hướng giảm, chỉ tăng 75.937 triệu đồng hay tăng 9,4% so với năm 2005, ta thấy điều này chưa tương xứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay trong năm. Tuy nhiên, nguyên nhân của xu hướng giảm không phải do khách hàng không muốn trả nợ cho ngân hàng mà vì do tác động của điều kiện bên ngoài nên thời gian trả nợ kéo dài sang năm sau. Như chúng ta đã biết, mỗi năm có hai vụ lúa là vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân. Trước đây, ngân hàng thường cho vay sản xuất từng vụ, thu hoạch vụ nào là trả nợ xong vụ ấy nhưng do một số hạn chế như sự không phù hợp giữa thời gian vay và thời gian trả,

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Nông - Lâm nghiệp 630.864 38,7 810.084 39,7 886.021 36,1 179.220 28,4 75.937 9,4

2. Hải sản 157.374 9,7 228.685 11,2 339.752 13,8 71.311 45,3 111.067 48,6

3. Thương nghiệp - DV 173.655 10,6 188.046 9,2 486.427 19,8 14.391 8,3 298.381 105,5

4. Công nghiệp - TTCN 37.711 2,3 165.744 8,1 40.742 1,7 128.033 339,5 -125.002 -75,4

5. Ngành khác 631.796 38,7 648.243 31,8 701.072 28,6 16.447 2,6 52.829 8,1

mặt khác vụ Đông Xuân nông dân thường được lời còn vụ Hè Thu thường bị lỗ do mưa nhiều, cây lúa bị ngập úng, ốc bưu vàng phát triển mạnh làm giảm đáng kể năng suất thu hoạch nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc theo dõi. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc cho vay của ngân hàng trong ngành này thường chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Vì thế trong những năm trở lại đây, ngân hàng đã cho vay lưu vụ hai vụ sản xuất: cho vay đầu vụ Hè Thu và thu nợ vào cuối vụ Đông Xuân. Việc cho vay này không chỉ mang lại tiện lợi cho ngân hàng mà còn tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng, từ đó khách hàng làm việc hiệu quả và trả nợ vay tốt. Tuy nhiên, với tình hình thị trường biến động như trong năm 2005, 2006 thì hiệu quả sản xuất của khách hàng bị giảm đáng kể. Đối với trồng trọt: việc tăng giá phân bón, hạt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w