TỶ TRỌNG TÍN DỤNG TRONG TÀI SẢN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 68 - 70)

Trong chương này chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu để làm cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Các chỉ tiêu đó là: hệ số thu

4.8TỶ TRỌNG TÍN DỤNG TRONG TÀI SẢN ĐẦU TƯ

Bảng 23: Chỉ tiêu Tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư

ĐVT: Triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239

Tổng tài sản 2.274.198 2.537.094 3.071.153

Dư nợ / Tổng tài sản (%) 86,8 85,6 82,0

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Ta thấy tỷ trọng của dư nợ trong tổng tài sản qua các năm là khá cao và có xu hướng giảm: năm 2004 là 86,8%, năm 2005 là 85,6% và năm 2006 là 82%. Nguyên nhân: để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, mặc dù dư nợ của ngân hàng qua các năm có tăng nhưng tổng tài sản lại tăng nhiều hơn nên làm cho tỷ trọng giảm xuống. Như vậy, ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chỉ tiêu hợp lý nhằm hạn chế việc tiềm ẩn rủi ro phát sinh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

4.9 RỦI RO TÍN DỤNG

Bảng 24: Chỉ tiêu Nợ quá hạn /Tổng dư nợ

ĐVT: Triệu đồng

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng

KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ trung, dài hạn 721.238 805.349 1.004.587

Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239

DN trung, dài hạn / Tổng DN (%) 36,6 37,1 39,9

KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nợ quá hạn 10.801 48.016 63.688

Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239

Rủi ro tín dụng (%) 0,55 2,21 2,53

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHNo Kiên Giang. Đây

là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của việc đầu tư vốn, đánh giá năng lực làm việc, năng lực quản lý của cán bộ tín dụng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ta thấy chỉ tiêu này tăng nhanh vào năm 2005: từ 0,55% năm 2004 tăng đến 2,21%. Nguyên nhân do trong năm này ngân hàng đã chấp hành tốt việc cơ cấu lại nợ nên làm cho nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức cho

phép của NHNo Việt Nam là 5% và vẫn thấp hơn định hướng của NHNo Kiên Giang

là 3%. Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua là khá tốt, ngân hàng cần phát huy hơn nữa để giảm tỷ lệ này và tối thiểu là giữ ở mức thấp hơn 3%.

Tóm lại, qua việc tổng hợp, phân tích tình hình cho vay, thu nợ cũng như thông

qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHNo Kiên Giang,

ta nhận thấy trong những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, ngân hàng đã đáp ứng đạt hiệu quả nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời chất lượng tín dụng tốt, an toàn và có tỷ lệ rủi ro thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch tài chính thì ngân hàng cũng cần đặt ra những biện pháp để tăng thu, giảm chi như sau:

- Để tăng trưởng nguồn thu: lãi suất cho vay phải được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ là cơ sở làm tăng khoản thu nhập lãi. Công tác thu hồi nợ phải được thực hiện tích cực nhất là thu hồi các khoản nợ rủi ro, nợ cho vay khắc phục bão số 5. Hoạt động dịch vụ ngân hàng cần phải được đẩy mạnh góp phần thu nhập đáng kể trong tổng nguồn thu.

- Để giảm chi: ngân hàng chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, đặc biệt là các khoản tiền gửi có lãi suất đầu vào thấp làm giảm đáng kể chi phí trả lãi tiền gửi, phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tối đa nợ xấu phát sinh, tạo tiền đề cho việc tiết giảm khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 68 - 70)