6.1 KẾT LUẬN
Trong công cuộc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta,
NHNo&PTNT không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ nông
thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền
kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, NHNo Kiên Giang
vốn cho vác doanh nghiệp, các hộ sản xuất, mở rộng cho vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phục vụ tiêu dùng, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cho người dân.
Bên cạnh những thành công đó, chúng ta không được xem nhẹ những nhân tố tiêu cực đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đó là rủi ro. Và trong các loại rủi ro thì rủi ro tín dụng xảy ra thường xuyên và chủ yếu nhất. Qua đề
tài phân tích, chúng ta thấy được hoạt động tín dụng của NHNo Kiên Giang tuy vẫn có
rủi ro nhưng rất hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn trong ba năm qua được khống chế dưới
mức 3%. Đây là tỷ lệ thấp so với mức khống chế chung của toàn hệ thống NHNo Việt
Nam là 5%.
Ngân hàng đạt được những kết quả khả quan như trên là nhờ vào sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên nhiệt tình, yêu nghề nghiệp, sự đoàn kết nhất trí từ trên xuống, tất cả đều vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNo Kiên Giang còn được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền
và nhiều ban, ngành, đoàn thể địa phương, đã tạo ra chỗ dựa quan trọng cho ngân hàng có thể thâm nhập vào các thị trường khác nhau, thực hiện hoạt động kinh doanh được thuận lợi, là giải pháp thành công trong chiến lược phát triển kinh tế ở địa phương.
Nền kinh tế nông nghiệp đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi, vươn lên từ nghèo khó nhờ vào đồng vốn của ngân hàng. Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần vốn dể có thể phát huy
sức mạnh của mình. Chính vì thế, trong thời gian tới NHNo Kiên Giang cần phải nâng
cao vị thế của mình hơn nữa nhất là trong môi trường cạnh tranh và hội nhập. Muốn vậy, mỗi cán bộ tín dụng phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tinh thông về nghiệp vụ, nhạy bén với cơ chế, hoà nhập nhanh với hội nhập để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hy vọng rằng NHNo&PTNT cũng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam sẽ phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua việc nghiên cứu đề tài, với mong muốn là hoạt động của NHNo Kiên
Giang luôn được phát triển vững mạnh, an toàn và hiệu quả vì thế em xin đóng góp một số kiến nghị mang tính chất tham khảo như sau:
* Đối với NHNo&PTNT Việt Nam:
- Giao quyền cho chi nhánh được linh hoạt trong việc thoả thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng (tối thiểu bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn).
Hiện tại, lãi suất cho vay của NHNo thiếu tính cạnh tranh dẫn đến các doanh
nghiệp, hộ gia đình – cá nhân hoạt dộng tốt sẽ không quan hệ với NHNo, trong khi đó
một số đối tượng hoạt động không tốt mới đặt quan hệ với ngân hàng (các ngân hàng khác đã từ chối), điều này rất nguy hiểm, nợ xấu sẽ phát sinh cao, làm cho thị phần
của NHNo ngày càng thu hẹp trong khi lợi thế của ngân hàng là có một mạng lưới
rộng khắp và là một ngân hàng lớn, mạnh.
- Giảm phí điều hoà vốn nội bộ cho chi nhánh đối với cho vay các doanh nghiệp, nhằm giúp chi nhánh luôn giữ được khách hàng và tạo thế cạnh tranh trên địa bàn.
- Quan tâm tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cho các chi nhánh, giảm bớt thủ tục phê duyệt kế hoạch xây dựng, mua sắm, sữa chữa tài sản.
- Xây dựng các cơ chế quy định nghiệp vụ phù hợp với ngân hàng thương mại hiện đại, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
* Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang:
- Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn và để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, hàng năm ngân hàng cần tổ chức những buổi họp mặt với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống để có những thông tin phản hồi từ khách hàng từ đó có thể chủ động cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sự tin tưởng nhằm khuyến khích khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng ngày một đông.
- Tăng lãi suất tiền gửi nhất là tiền gửi không kỳ hạn cho phù hợp với từng giai đoạn.
Như chúng ta đã biết hai yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn là giá vàng và lãi suất huy động tiền gửi. Nếu lãi suất tiền gửi giữa các ngân
hàng chênh lệch quá nhiều (không kỳ hạn của NHNo là 0,25%, ngân hàng Kiên Long
là 0,42%) thì đa phần người dân sẽ đem tiền gửi ở những ngân hàng có lãi suất cao hơn. Do vậy, ngân hàng nên điều chỉnh lãi suất huy động gần bằng với các tổ chức tín dụng khác để giữ được khách hàng và huy động được vốn.
- Nên có nhiều chương trình khuyến mãi dịch vụ thẻ ATM vào những dịp lễ trong năm để vừa tranh thủ được nguồn vốn, vừa có thể nâng cao thương hiệu của ngân hàng.
- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh cơ sở. Từ đó giúp cho các chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn và hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có thông tin đầy đủ về khách hàng trong quá trình cung cấp tín dụng, qua đó có thể ngăn ngừa và hạn chế được rủi ro.
- Trang bị đầy đủ máy tính cho các cán bộ tín dụng để mỗi người có thể kiểm soát được khách hàng của mình.
- Mở các lớp đào tạo và tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, nhất là các cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ tín dụng và nhân viên giao dịch, bổ sung và cập nhật kiến thức được kịp thời.
* Đối với cơ quan pháp luật:
- Tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động.
- Đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay và thế chấp tại ngân hàng.
- Các loại tài sản đã thế chấp, cầm cố và bảo lãnh phải được theo dõi liên tục tại các cơ quan công chứng, đồng thời việc công chứng và xác nhận phải thật cụ thể, rõ ràng để tránh rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố ý lừa đảo, sang bán trái phép hoặc chây ỳ không chị trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các cơ quan thuế, thống kê, tài chính cần kiểm soát chặt chẽ các tuân thủ về kế toán và thống kê của các doanh nghiệp.
- Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh dây dưa kéo dài.
* Đối với các ngành có liên quan:
- Cần nhanh chóng tuyển chọn các giống cây trồng vật nuôi, các quy trình sản xuất tiến bộ để nâng năng suất và phẩm chất của nông sản, giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được hiệu quả hơn, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá cho nông dân đặc biệt là về lúa gạo để khi giá lúa xuống quá thấp, nông dân sẽ không bị ép giá và đời sống của nông dân sẽ được ổn định hơn.