Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 50 - 56)

Nếu như doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng thì đến đây dư nợ là một yếu tố phản ánh thực tế kết quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng trong năm được xác định bằng cách lấy dư nợ từ cuối năm cũ chuyển sang cộng với doanh số cho vay trong năm và trừ đi doanh số thu hồi được trong năm. Với việc tính toán như vậy thì dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ sử dụng vốn so với tốc độ huy động vốn, phản ánh mức độ đầu tư và liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, ta sẽ phân tích tình hình dư nợ theo 3 cơ cấu:

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng

Với tình hình cho vay và thu nợ theo thời hạn trong 3 năm qua ta có tình hình dư nợ được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Nhìn vào số liệu ta thấy: tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 13%. Trong đó:

- Đối với dư nợ ngắn hạn: vẫn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ với tỷ trọng trung bình qua các năm là 62,1%. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2005, dư nợ ngắn hạn là 1.367.285 triệu đồng tăng 115.232 triệu đồng so với năm 2004 hay

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 1.252.053 63,4 1.367.285 62,9 1.512.652 60,1 115.232 9,2 145.367 10,6 2. Trung – dài hạn 721.238 36,6 805.349 37,1 1.004.587 39,9 84.111 11,7 199.238 24,7 Tổng dư nợ 1.973.291 100,0 2.172.634 100,0 2.517.239 100,0 199.343 10,1 344.605 15,9 50

tăng 9,2%, năm 2006 dư nợ này tăng lên 145.367 triệu đồng hay tăng 10,6% so với năm 2005. Ta thấy mặc dù tỷ lệ tăng trong năm 2006 có cao hơn so với năm 2005 nhưng chênh lệch không bao nhiêu, nguyên nhân là do trong năm 2006 tốc độ tăng của doanh số cho vay thấp hơn so với tốc độ tăng trong năm 2005 kéo theo dư nợ năm 2006 có tăng hơn so với năm 2005 nhưng không nhiều. Nhìn chung, dư nợ tăng trưởng qua các năm là tốt tuy nhiên trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn còn một số tồn tại

lớn đó là: NHNoKiên Giang cho vay những món nhỏ là chính với những đối tượng

truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề; còn cho vay món lớn như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất mang tính chất sản xuất hàng hoá và thương mại, dịch vụ lớn còn chiếm tỷ trọng thấp. Chính điều này đã gây ra tình trạng quá tải cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chi phí cho các món vay tăng lên đáng kể, làm giảm năng suất lao động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách tăng cường đầu tư vào những khách hàng lớn vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, vừa có thể nâng cao khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

- Đối với dư nợ trung, dài hạn: ta thấy dư nợ trung, dài hạn có tỷ trọng tăng dần qua các năm: từ 36,6% vào năm 2004 lên đến 39,9% vào năm 2006. Về tốc độ tăng có sự chênh lệch: năm 2005 dư nợ tăng so với năm 2004 là 84.111 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,7%, năm 2006 dư nợ tăng lên đến 199.238 triệu đồng hay tăng 24,7% so với năm 2005. Nguyên nhân: mặc dù trong năm 2006 việc thu hồi nợ trung và dài hạn đạt kết quả tốt hơn nhiều so với năm 2005 tuy nhiên cũng trong năm này ngân hàng lại có chính sách mở rộng đầu tư vào loại hình tín dụng này dẫn đến tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ làm cho dư nợ trong năm có tốc độ tăng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh là phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn nên mục tiêu ngân hàng đặt ra đối với dư nợ tín dụng trung, dài hạn là phải phấn đấu đạt tỷ trọng 50% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, việc tăng trưởng dư nợ phải kết hợp tốt với công tác thu nợ nếu không cho dù dư nợ có tăng mà thu nợ không tốt thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tóm lại, với việc mở rộng đầu tư đã được thực hiện trong chính sách cho vay ta thấy dư nợ của ngân hàng qua các năm đạt kết quả tốt, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu tăng dư nợ trung và dài hạn. Kết quả này đã chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 11: Dư nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hộ, chỉ có một phần rất nhỏ thuộc về thành phần kinh tế quốc doanh. Cụ thể:

- Dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng trung bình qua 3 năm là 0,67%, năm 2005 dư nợ đạt 14.345 triệu đồng tăng 5.583 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng là 63,7%, năm 2006 dư nợ tăng 8.310 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 57,9% so với năm 2005. Ta thấy tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm cao là do tốc độ tăng của cho vay có phần lớn hơn tốc độ tăng của thu nợ, bên cạnh đó xuất phát điểm dư nợ năm 2004 rất thấp chỉ 8.762 triệu đồng nên mặc dù tỷ lệ tăng có cao nhưng xét về số tiền tăng tuyệt đối thì lại không nhiều. Việc tăng dư nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp Nhà nước mục đích là để cho các doanh nghiệp này phát huy tính chủ lực trong nền kinh tế, vì đa số các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả nên ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư lớn vào thành phần kinh tế này.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những chuyển biến tích cực, với chính sách mở rộng đầu tư đã làm cho kết quả dư nợ của thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng khá cao (trung bình qua các năm là 28,9%). Tốc độ tăng đều và ổn định: năm 2005 dư nợ tăng so với năm 2004 là 89.269 triệu đồng hay tăng 16,4%, sang năm 2006 dư nợ tăng là 124.005 triệu đồng hay tăng 19,6% so với năm 2005. Thực tế việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng: số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng tuy không

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. DN Nhà nước 8.762 0,4 14.345 0,7 22.655 0,9 5.583 63,7 8.310 57,9

2.DN ngoài quốc doanh 543.400 27,6 632.669 29,1 756.674 30,1 89.269 16,4 124.005 19,6

3. Hộ gia đình - cá nhân 1.421.129 72,0 1.525.620 70,2 1.737.910 69,0 104.491 7,4 212.290 13,9

Tổng dư nợ 1.973.291 100,0 2.172.634 100,0 2.517.239 100,0 199.343 10,1 344.605 15,9

nhiều nhưng chiếm gần đến 30% dư nợ vì vậy đã giảm thiểu được chi phí và tiết kiệm thời gian đồng thời qua đó có thể phát triển thêm các dịch vụ thanh toán kèm theo góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho vay những doanh nghiệp này ngân hàng còn gặp phải một số hạn chế như: việc thẩm định dự án còn gặp nhiều khó khăn một mặt do lực lượng cán bộ tín dụng còn yếu, mặt khác do các doanh nghiệp báo cáo thống kê, kế toán không kịp thời, không chính xác. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn chủ sở hữu quá nhỏ trong khi nhu cầu vay vốn cao nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy cùng với việc tăng trưởng dư nợ, ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục những tồn tại nêu trên nhất là đào tạo các cán bộ tín dụng phải có trình độ và năng lực trong lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp, tránh mắc phải sai lầm, có thể nhận ra những sai lệch trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với hộ gia đình – cá nhân: với thế mạnh về số lượng khách hàng và nhu cầu vốn, dư nợ đối với hộ gia đình và các cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm (trung bình là 70,43%). Tốc độ tăng trưởng qua các năm cụ thể như sau: năm 2005 dư nợ đạt 1.525.620 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 104.491 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,4%, năm 2006 tỷ lệ này lên đến 13,9% hay tăng 212.290 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân dư nợ trong năm 2006 tăng khá cao so với năm 2005 là do doanh số cho vay trong năm này tăng nhiều hơn so với doanh số thu nợ nhất là những lúc vào vụ và những tháng cuối năm khi nhu cầu vốn cho sản xuất và mua sắm của người dân tăng cao.

Nhìn chung, mỗi thành phần kinh tế đều có dư nợ tăng trưởng qua các năm nhưng chưa được đồng bộ. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm các hộ) ngày càng khẳng định vai trò đóng góp to lớn của mình cho sự phát triển của nền kinh tế, hấp dẫn nguồn vốn đầu tư của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến hiệu quả của kinh tế Nhà nước để có mức tăng trưởng dư nợ được hợp lý.

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình dư nợ

Bảng 12: Dư nợ theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ của một số ngành qua các năm có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Cụ thể:

* Ngành Nông – Lâm nghiệp:

Trong những năm qua ngành Nông – Lâm nghiệp luôn có tỷ trọng về dư nợ cao và tốc độ tăng trưởng khá nhanh: năm 2005 dư nợ của ngành là 665.232 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 11,5% so với năm 2004 ứng với số tiền là 68.724 triệu đồng, đến năm 2006 dư nợ tăng 188.085 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28,3% so với năm 2005. Nguyên nhân dư nợ tăng cao là do việc mở rộng diện tích đất canh tác mà chủ yếu là đất hoang hóa (cuối năm 2004 vùng Tứ giác Long Xuyên đã đưa trên 4000 ha đất hoang hóa vào khai thác và sử dụng) do đó trong năm 2005 và 2006 nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất cao. Bên cạnh đó, ngân hàng còn mở rộng đầu tư cho các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nông dân ngoài việc trồng lúa thì vào giai đoạn giữa vụ họ cũng cần vốn để trồng hoa màu, các cây ngắn ngày và làm những nghề truyền thống để tận dụng lao động thừa và thời gian nhàn rỗi góp phần cải thiện cuộc sống cho gia đình.

* Ngành Hải sản:

Dư nợ ngành Hải sản chiếm tỷ trọng trung bình là 15,4% trong tổng dư nợ. Trong năm 2006, do tốc độ tăng của cho vay thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trong

GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Vương Thị Thúy Hồng

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Nông - Lâm nghiệp 596.508 30,2 665.232 30,6 853.317 33,9 68.724 11,5 188.085 28,3

2. Hải sản 282.269 14,3 365.188 16,8 381.084 15,1 82.919 29,4 15.896 4,3 3. Thương nghiệp-DV 175.450 8,9 307.499 14,2 333.149 13,2 132.049 75,3 25.650 8,3 4. Công nghiệp-TTCN 182.752 9,3 76.434 3,5 136.906 5,5 -106.318 -58,2 60.472 79,1 5. Ngành khác 736.312 37,3 758.281 34,9 812.783 32,3 21.969 3,0 54.502 7,2 Tổng dư nợ 1.973.291 100,0 2.172.634 100,0 2.517.239 100,0 199.343 10,1 344.605 15,9 54

năm 2005 nên kéo theo dư nợ trong năm này tăng không nhiều, cụ thể: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ trong năm 2005 là 29,4% trong khi vào năm 2006 tỷ lệ này chỉ khoảng 4,3%. Những năm gần đây ngoài thế mạnh về đánh bắt thì ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang phát triển ở tỉnh, đã có một số hộ chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng. Tuy nhiên chủ yếu là nuôi quãng canh, năng suất thấp, rủi ro cao, kinh nghiệm và tay nghề chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ sản xuất thành công còn thấp nên việc đầu tư của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đây là ngành siêu lợi nhuận, siêu rủi ro và có tiềm năng lớn về xuất khẩu vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp như kết hợp với cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi, cơ sở sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật…để có thể tăng cường đầu tư vào đối tượng này vừa đảm bảo tăng trưởng dư nợ an toàn vừa thực hiện được mục tiêu của tỉnh là khuyến khích chuyển dịnh cơ cấu hàng xuất khẩu.

* Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ:

Vì đây là ngành khá nhạy bén với nhu cầu thị trường nên tình hình dư nợ của ngành qua các năm tăng trưởng chưa ổn định: năm 2005 dư nợ đạt 307.499 triệu đồng, chiếm 14,2% trong tổng dư nợ và tăng hơn so với năm 2004 là 132.049 triệu đồng, hay tăng 75,3%, năm 2006 tỷ lệ tăng này chỉ còn 8,3% hay tăng 25.650 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân: do trong năm 2006 tốc độ tăng của thu nợ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của cho vay nên làm cho dư nợ trong năm này so với năm 2005 chênh lệch tăng không nhiều. Do mức sống của người dân ngày một nâng cao nên ngành Thương nghiệp và Dịch vụ chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, bên cạnh đó ngành này có chiều hướng phát triển chung với sự phát triển của đô thị nhất là vào năm 2007 khi thị xã Rạch Giá đã trở thành Thành phố nên ngân hàng cần có kế hoạch tăng trưởng dư nợ để mở rộng thị phần đầu tư trong lĩnh vực này.

* Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Như đã phân tích ở phần doanh số thu nợ, đến đây dư nợ của ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp cũng biến động lớn qua các năm, tốc độ tăng không ổn định: nếu như năm 2004 dư nợ của ngành đạt 182.752 triệu đồng thì đến năm 2005 dư nợ chỉ còn 76.434 triệu đồng giảm đi 106.318 triệu đồng hay giảm 58,2%, đến năm 2006 dư nợ lại tăng lên đạt 136.906 triệu đồng, tăng 60.472 triệu đồng hay tăng 79,1% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2005, ngân hàng đã thu gần hết số dư nợ từ cuối năm 2004, mặt khác cho vay trong năm này cũng ít nên đã làm cho dư nợ giảm đáng kể, sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên nên kéo theo dư nợ cũng tăng.

Riêng đối với các ngành như giao thông, xây dựng, phục vụ đời sống,…đều có dư nợ chiếm tỷ trọng cao qua các năm và tốc độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể: tỷ trọng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w