Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 35 - 42)

Hoạt động cho vay của NHNo Kiên Giang rất đa dạng nhưng vẫn được chia

thành hai nhóm chính lớn đó là cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Ta có bảng số liệu về doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2004 đến năm 2006 như sau:

Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy: tổng doanh số cho vay của NHNo Kiên Giang tăng

đều và ổn định qua các năm: năm 2005 tăng 20% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 24,9% so với năm 2005. Kết quả này đã chứng tỏ năng lực của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Từ hoạt động cho vay, ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, giúp cho đời sống của họ ngày càng được cải thiện đồng thời mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng.

Cơ cấu cho vay trong bảng 4 còn phản ánh hoạt động tín dụng chủ yếu của

NHNo Kiên Giang là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng trung bình qua 3 năm đạt 66,7%. Tuy

tỷ trọng này không ổn định qua các năm nhưng vẫn ở mức cao so với tổng doanh số cho vay nói chung. Nguyên nhân do chính sách tín dụng ngắn hạn đã được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Lực lượng khách hàng đông đảo trong hoạt động cho vay này là các hộ nông dân, thường xuyên sử dụng vốn vay ngắn hạn để trồng lúa, phổ biến là 2 vụ/năm và để phát triển chăn nuôi hoặc trồng những cây ngắn ngày khác. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay ngắn hạn phổ biến ở các ngành thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 1.282.066 68,7 1.546.822 69,0 1.743.674 62,3 264.756 20,6 196.852 12,7 2. Trung – dài hạn 584.723 31,3 693.323 31,0 1.054.945 37,7 108.600 18,6 361.622 52,2 Tổng DS cho vay 1.866.789 100,0 2.240.145 100,0 2.798.619 100,0 373.356 20,0 558.474 24,9

Tín dụng ngắn hạn có những lợi ích như: vòng quay vốn nhanh, phù hợp với cơ cấu vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn trong khi tín dụng trung, dài hạn không có những lợi ích này nên kém được ngân hàng ưu tiên tăng trưởng hơn hoạt động tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, theo quy luật thì thời hạn càng dài mức độ rủi ro càng cao như rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, nếu ngân hàng chỉ chú trọng tập trung vào việc đầu tư cho mỗi loại hình vay ngắn hạn mà không quan tâm đến các loại hình khác thì nguy cơ rủi ro cũng sẽ rất cao. Trường hợp này xảy ra khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, có sự mất ổn định trong nền kinh tế trong và ngoài nước. Thực tế ở nước ta trong năm 2002-2004, ngành thủy sản gặp khó khăn về vụ kiện bán phá giá các da trơn của các doanh nghiệp nước ngoài, xuất khẩu gạo gặp

khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra. Trở lại với NHNoKiên Giang, doanh

số cho vay trung, dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng trung bình qua 3 năm là 33,3% và có sự tăng, giảm qua các năm. Đặc biệt trong năm 2006 tốc độ tăng của tín dụng trung, dài hạn là 52,2% cao hơn so với tốc độ tăng trong năm 2005 là 18,6%, làm cho tỷ trọng tăng lên từ 31% năm 2005 lên đến 37,7% năm 2006. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng của cho vay ngắn hạn giảm từ 69% năm 2005 xuống còn 62,3% năm 2006. Nguyên nhân tín dụng trung, dài hạn có xu hướng tăng là do: để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã

được Tỉnh và NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, ngân hàng ngày càng quan tâm đến các

nhu cầu vay vốn trung hạn của nông dân. Các đối tượng được đầu tư rất đa dạng như: máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng sân phơi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…Ngoài ra, với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại,…ngày một tăng. Qua hình thức cho vay tiêu dùng này cũng góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng đối với người dân.

Tóm lại, bên cạnh việc đạt được kết quả về doanh số cho vay rất khả quan, ngân hàng còn chú trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư như tăng cường cho vay trung và dài hạn phù hợp với định hướng, mục tiêu của tỉnh đồng thời đã đạt và vượt các chỉ tiêu do ngân hàng cấp trên đặt ra.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích doanh số cho vay nhưng theo một cơ cấu khác đó là cơ cấu theo các thành phần kinh tế. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Ta thấy bảng số liệu trên là kết quả về việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng cho các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Đối với hộ gia đình – cá nhân: đây là đối tượng khách hàng đông đảo nhất. Theo số liệu thống kê, tổng số hộ trên địa bàn tỉnh khoảng 370.000 hộ và có nhu cầu vay vốn hàng năm rất cao, biểu hiện trên tỷ trọng doanh số cho vay trung bình qua 3 năm là 71,2%, chiếm cao nhất so với các thành phần kinh tế còn lại. Trong đó tập trung vốn nhiều nhất là các hộ nông dân để phục vụ cho công việc trồng trọt và chăn nuôi truyền thống. Ngoài ra, một số hộ sản xuất kinh doanh nhỏ và làm những ngành nghề khác cũng có nhu cầu vay vốn cao. Đặc biệt, do đời sống của người dân ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú nên tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng ngày càng được mở rộng, chỉ đứng sau cho vay trồng trọt và chăn nuôi.

- Chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong bảng số liệu đó là tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước (trung bình qua các năm chỉ 1,1%). Nguyên nhân: do thành phần kinh tế Nhà nước ở tỉnh phát triển chậm, với số lượng ít khoảng 22 doanh nghiệp. Trong đó, hơn một nửa là làm ăn thua lỗ, chỉ có vài doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ vay tốt cho ngân hàng là Công ty chế biến lâm sản và

Công ty khai thác vật liệu xây dựng. Do vậyNHNo Kiên Giang đã phải lựa chọn, xem

xét kỹ lưỡng những doanh nghiệp Nhà nước có triển vọng phát triển ổn định để quan hệ tín dụng, nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả và an toàn tín dụng. Tốc độ tăng của thành phần này qua các năm không đều nhau. Cụ thể: năm 2005 tăng so với năm 2004

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. DN Nhà nước 15.304 0,8 26.944 1,2 38.114 1,4 11.640 76,1 11.170 41,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.DN ngoài quốc doanh 482.578 25,9 614.471 27,4 829.781 29,6 131.893 27,3 215.310 35,0

3. Hộ gia đình - cá nhân 1.368.907 73,3 1.598.730 71,4 1.930724 69,0 229.823 16,8 331.994 20,8

là 76,1% trong khi năm 2006 tốc độ tăng giảm xuống còn 41,5% mặc dù về số tuyệt đối cả 2 năm 2005 và 2006 đều tăng tương đương nhau. Nguyên nhân: do trong năm 2004, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước rất ít, chỉ 15.304 triệu đồng. Sở dĩ doanh số ít như vậy là vì ngân hàng đã rút kinh nghiệm từ việc cho vay Công ty mía đường với số tiền là 22.284 triệu đồng nhưng do công ty này bị phá sản nên ngân hàng không thu được nợ và hiện nay số nợ này đã được xử lý rủi ro. Tuy nhiên, bước sang năm 2005, 2006 ngân hàng nhận thấy một số doanh nghiệp Nhà nước khác trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả và phát triển nên đã mở rộng đầu tư đối với đối tượng này nhưng có sự chọn lọc và thẩm định kỹ trước khi cho vay.

- Đi ngược với xu hướng chậm phát triển của doanh nghiệp Nhà nước đó là tốc độ tăng nhanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những năm gần đây, các doanh nghiệp này phát triển rất nhanh cả về số lượng và quy mô hoạt động: cuối năm 2006, toàn tỉnh có 34 công ty Cổ phần, 323 công ty Trách nhiệm hữu hạn và khoảng 2.272 doanh nghiệp tư nhân. Nắm bắt được

thế mạnh này, NHNoKiên Giang đã quan tâm và mở rộng đầu tư thể hiện trên doanh

số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao (trung bình qua các năm là 27,6%). Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà ngân hàng đầu tư vốn đều làm ăn có hiệu quả và trả nợ vay khá tốt. Bên cạnh dó, việc mở rộng cho vay đối tượng này còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: thu hộ, chi hộ, lập séc…Xét về xu hướng, ta thấy tỷ trọng tín dụng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm đã làm cho tỷ trọng tín dụng hộ gia đình – cá nhân giảm dần.

Có thể nói, cơ cấu cho vay trên đã chứng tỏ NHNoKiên Giang ngày càng chủ

trương trong việc đa dạng hoá khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng biểu hiện qua việc tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng cho vay tiêu dùng. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng còn tập trung nhiều vào những món vay nhỏ, gây khó khăn trong công tác quản lý và có thể dẫn đến tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng. Vì vậy, bên cạnh việc cho vay các hộ cá thể để phát triển các ngành nghề trọng tâm, chủ yếu của tỉnh, ngân hàng phải ngày càng chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - một tiềm năng đang phát triển ở địa phương.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Đến đây, khi phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế chúng ta có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của từng ngành dựa vào số vốn mà ngân hàng tập trung cho vay. Qua đó có thể đối chiếu với cơ cấu kinh tế chung của tỉnh xem việc

đầu tư của ngân hàng có hợp lý chưa để từ đó có hướng cơ cấu lại cho hợp lý hơn. Ta có bảng số liệu về tình hình cụ thể qua 3 năm như sau:

Bảng 6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Nhìn chung, các ngành kinh tế của tỉnh đều có sự tăng trưởng qua các năm thể hiện ở doanh số cho vay của năm sau đều cao hơn năm trước. Ta sẽ đi vào phân tích lần lượt từng ngành cụ thể như sau:

* Ngành Nông – Lâm nghiệp:

Sản xuất Nông – Lâm nghiệp là ngành có thế mạnh số một của tỉnh Kiên Giang với trên 70% dân số sống bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn rất phong phú, chủ yếu là vốn vay ngắn hạn để mua con giống, cây trồng, phân bón, thức ăn…phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay của ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm (trung bình 38%). Bên cạnh đó, trong những năm gần đây ngân hàng còn mở rộng đầu tư trung, dài hạn cho thành phần kinh tế trang trại, hợp tác xã nhằm mục đích đa dạng hoá loại hình và phân tán rủi ro. Về tốc độ tăng: mặc dù ta thấy trên bảng số liệu tốc độ tăng trong năm 2006 là 22,2% thấp hơn tốc độ tăng trong năm 2005 là 25,9% nhưng về số tuyệt đối thì vẫn lớn hơn. Với kết quả trên cho thấy ngân hàng đã thực hiện đúng chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh là tập trung nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn.

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Nông - Lâm nghiệp 697.959 37,4 878.808 39,2 1.074.106 38,4 180.849 25,9 195.298 22,2

2. Hải sản 229.960 12,3 311.604 13,9 355.648 12,7 81.644 35,5 44.044 14,1

3. Thương nghiệp-DV 280.291 15,0 320.095 14,3 512.077 18,3 39.804 14,2 191.982 60,0

4. Công nghiệp-TTCN 46.531 2,5 59.426 2,7 101.214 3,6 12.895 27,7 41.788 70,3

5. Ngành khác 612.048 32,8 670.212 29,9 755.574 27,0 58.164 9,5 85.362 12,7

* Ngành Hải sản:

Đây được xem là ngành kinh tế có tiềm năng lớn của tỉnh. Ngành Hải sản chia làm 3 nhóm chính: nhóm đánh bắt hải sản, nhóm nuôi trồng thủy sản và nhóm thu mua, chế biến hải sản. Vốn được thiên nhiên ưu đãi như có ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, tiềm năng mặt đất, mặt nước đa dạng nên không chỉ thuận lợi cho khai thác mà còn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, nói chung đây là ngành mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, đầu tư vốn của ngân hàng tập trung vào ngành này lại không được nhiều thể hiện ở tỷ trọng trung bình qua các năm chỉ đạt 13%. Nguyên nhân: mặc dù sản lượng khai thác hải sản hàng năm đều tăng nhưng chủ yếu đánh bắt có hiệu quả ở những tàu lớn và đánh bắt xa bờ, còn những tàu công suất nhỏ lại hoạt động hiệu quả không cao, nhiều hộ bị thua lỗ. Bên cạnh đó, sản phẩm khai thác nhiều về số lượng nhưng phẩm chất và giá cả không cao do không thỏa mãn nhu cầu thị trường, đặc biệt là chưa đủ điều kiện để xuất khẩu. Vì thế, khi cho vay ngân hàng đã phải lựa chọn và kiểm tra rất kỹ lưỡng. Đặc biệt là thời gian gần đây, ngân hàng đã hạn chế cho vay những đối tượng khách hàng mới mà chỉ ưu tiên những đối tượng cũ, làm ăn có uy tín và hiệu quả để giảm bớt rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Về tốc độ tăng ta thấy: tốc độ tăng của ngành hải sản qua các năm không đều nhau. Nguyên nhân: vì đây là ngành khá nhạy bén với thị trường nên điều kiện ở mỗi năm khác nhau thì sự tăng trưởng cũng khác nhau. Đặc biệt doanh số cho vay trong năm 2005 tăng 35,5% so với năm 2004 và sang năm 2006 tốc độ tăng chỉ còn 14,1%. Tốc độ tăng không đều như vậy là do trong năm 2005 giá xăng dầu tăng nên khách hàng xin vay vốn lưu động nhiều hơn để chuẩn bị cho chi phí đi biển. Nhưng sang năm 2006 giá xăng lại tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vì thế khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay nên ngân hàng đã thu hẹp quy mô tín dụng đến khi nào khách hàng ổn định, trả nợ vay tốt thì mới cho vay tiếp.

* Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ:

Ngành Thương nghiệp và Dịch vụ của tỉnh phát triển khá. Do tính chất của ngành này là hoạt động theo thời vụ và không ổn định, hơn nữa nhu cầu vốn không nhiều nên chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay (trung bình qua các năm là 16%). Tuy nhiên ngành này lại có xu hướng tăng trưởng mạnh, đặc biệt vào năm 2006 tốc độ tăng của doanh số cho vay đạt đến 60%. Nguyên nhân: do trong năm này hệ thống các cửa hàng và siêu thị trong tỉnh được thành lập nhiều, trung tâm thương mại 30/4 thu hút khách ngày càng đông chứ không ế ẩm như lúc mới thành lập. Bên cạnh đó, với tiềm năng về du lịch như ở Hà Tiên, Phú Quốc ngày càng thu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Kiên Giang.doc (Trang 35 - 42)