Đầu tư thêm các trạm trung chuyển cho thành phố

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 98 - 100)

b) Tái chế và tái sử dụng

5.2Đầu tư thêm các trạm trung chuyển cho thành phố

Với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được dự báo cho thành phố đến năm 2030 cụ thể như sau:

Hiện tại năm 2012 thì theo tính toán thì tổng khối lượng rác là 7581 tấn/ngày và sau 4 năm thì khối lượng sẽ đạt 9512 tấn/ngày ( 2015 ) khối lượng rác tăng lên gần 2000 tấn và sau 5 năm ( 2020 đạt 13584 tấn/ngày) tăng hơn 4000 tấn/ngày. Và tính đến năm 2030 thì khối lượng rác sẽ đạt 26325 tấn/ngày với khối lượng rác tăng nhanh như vậy thì việc các trạm trung chuyển sẽ giải quyết như thế nào.

 Đầu tư quỹ đất để xây dựng thêm các trạm trung chuyển để định hướng thu gom được triệt để 100% khối lượng chất thải rắn

 Nâng cấp, cải thiện, đầu tư trang thiết bị công nghệ để xây dựng lại các trạm trung chuyển hiện nay. Vì hiện nay các trạm trung chuyển loại 3 và loại 4 còn rất nhiều ( 33 trạm) và các trạm trung chuyển này gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và để thu gom triệt để toàn bộ khối lượng chất thải rắn. Nên phải xóa bỏ các trạm loại 3, 4 và nâng cấp hoàn toàn

99

thành loại 1 và 2 và rác được ép kín hoàn toàn sẽ giảm đáng kể việc ảnh hưởng đến môi trường.

Theo như khảo sát thì các trạm trung chuyển hiện nay quá ô nhiễm về nhiều mặt nên cần phải sửa chữa, nâng cấp lại các trạm trung chuyển và đầu tư thêm trang thiết bị cho các trạm trung chuyển này thay vì phải xây dựng tràn lan thêm các trạm trung chuyển rồi lại phải di dời vì ô nhiễm.

Đến năm 2030 thì khối lượng rác tăng gần gấp 4 lần và hiện nay thì trạm trung chuyển loại 1 chỉ có 2 trạm thì việc xây dựng và nâng cấp thành trạm trung chuyển loại 1 là rất cần thiết và ít nhất là 6 trạm loại 1, 2 công suất (1000 – 1500) tấn/ngày cần được quy hoạch và xây dựng nhiều hơn để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt của thành phố.

Thành phố hiện nay có hơn 570 xe cơ giới các loại nhưng chỉ có 261 xe phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn từ các điểm hẹn và trạm trung chuyển về các công trường xử lý. Do đó ít nhất đến năm 2020 thì toàn bộ số xe phải được thay thế để đáp ứng khối lượng rác là 14033 tấn/ngày vầ đến năm 2030 thì cần phải tăng phương tiện thu gom lên và nâng cấp sửa chữa những xe đã cũ để đảm bảo về môi trường.

Cụ thể như sau :

Từ năm 2011 đến năm 2015 khối lượng rác tăng 20% thì từ 261 xe cần tăng lên khoảng 313 xe

Từ 2015 đến 2020 khối lượng rác tăng 30% thì cần khoảng 407 xe để thu gom, vận chuyển rác cho thành phố.

Tính đến năm 2020 thì thành phố cần phải thay đổi hoàn toàn số xe cũ đã hết hạn sử dụng

Tính đến năm 2025 thì khối lượng rác tăng lên 29% và cần phải đầu tư lên khoảng 525 xe

100

Đến năm 2030 thì khối lượng rác tăng lên 27,7% thì cần khoảng 670 xe để thu gom vận chuyển đáp ứng nhu cầu của thành phố.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 98 - 100)