Vấn đề dây chuyền công nghệ, và phân loại, tái chế tại các trạm trung chuyển.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 91 - 92)

b) Tái chế và tái sử dụng

4.3 Vấn đề dây chuyền công nghệ, và phân loại, tái chế tại các trạm trung chuyển.

Tp Hồ Chí Minh điểm trung chuyển rác trên đường Lê Đức Thọ ( phường 14, quận Gò

Vấp) do doanh nghiệp tư nhân Dương Duy đầu tư mở rộng khoảng 1000m2, bên trong

chôn âm hai bồn thép có dung tích khoảng 60 m3 để chứa bùn từ xe nhỏ (khoảng 3- 6m3/xe) các nơi đổ về, sau đó bơm bùn qua các xe lớn để chuyển về nhà máy xử lí bùn hầm cầu Hòa Bình ( Đa Phước, huyện Bình Chánh). Cộng đồng xung quanh tỏ ra bức xúc do mùi hôi phát tán từ các trạm trung chuyển do cứ vào buổi trưa và tối , bùn hầm cầu bay vào nhà khiến người dân không ngủ nghỉ được

Theo báo cáo môi trường quốc gia chất thải rắn2011

Nhiều lí do dẫn đến các trạm trung chuyển gần khu vực dân cư và không đảm bảo vấn đề môi trường như:

Quỹ đất còn hạn hẹp và chưa có quy hoạc định hướng rõ rang nên các trạm trung chuyển xây dựng lên rồi phải di dời vì không đảm bảo môi trường, và việc quy hoạch đất để xây dựng thì lại thiếu nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm trung chuyên. Vấn đề môi trường của nước ta đang có sự đầu tư nhưng còn hạn chế và chưa được ưu tiên vì nhiện vụ phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề ban hành luật và chính sách, các nghị định, thông tư còn nhiều thiếu sót, nhiều dự án làm rồi mới có luật ban hành chỉnh sửa. Nói chung cơ cấu tổ chức ban hành về luật còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần được bổ sung.

4.3 Vấn đề dây chuyền công nghệ, và phân loại, tái chế tại các trạm trung chuyển. chuyển.

Hầu hết các trạm trung chuyển đều không có dây chuyền công nghệ phận loại và xử lí, chỉ có một số trạm trung chuyển khép kín của thành phố là có dây chuyến công nghệ xử lí đảm bảo môi trường, tái chế và xử lí nước rỉ rác và mùi

92

Hiện nay, chỉ có một số trạm trung chuyển ép kín còn lại là ép hở. Các trạm trung chuyển được xây dựng khá đơn giản chỉ xây một ô để cho các xe rác nhỏ và các xe ba gác chạy vào đổ rác và sau đó được các xe tải lớn đến cho lên xe và ép và không có hệ thống khử mùi để đảm bảo vấn đề môi trường và hầu hết không có hệ thống xử lí nước rỉ rác, nước rỉ rác từ các trạm chảy tràn lan ra bên ngoài gây mùi hôi nồng nặc rất khó chịu, cách xa 100m vẫn cảm giác được mùi hôi từ các trạm trung chuyển và các hộ dân ở gần rất bức xúc với vấn đề này, nước rỉ rác này được thấm vào vào đất vào tầng nước ngầm và nhiều nơi còn đọng lại thành từng vũng,khi xuất hiện những cơn mưa thì chảy tràn lan chung với nước mưa

Một vấn đề dễ nhận thấy nữa là hệ thống phân loại ở các trạm này là không có máy móc hay dây chuyền phân loại mà việc phân loại được những người dân nghèo và một số công nhân thực hiện phân loại bằng tay mỗi khi các xe rác nhỏ, xe ba gác với các xe dưới 4 tấn rồi được các xe tải lớn 10 tấn, 15 tấn vào xúc và ép rác vào xe rùi chở lên bãi rác, còn một số tram trạm khép kín nhỏ thì rác được chở vào và được khử mùi rồi được máy ép rác ép vào các container rồi các xe tải lớn sẽ chở đến bãi chôn lấp, điều khác biệt ở đây là trạm ép rác kín này là rác được khử mùi và có mương thu gom nước rỉ rác, giảm thiểu tối đa mùi hôi thối từ rác, và rác được ép liên tục vào các container không để dồn lại.

Vấn đề tái chế thì hầu như rất ít, chỉ phân loại với hình thức là các công nhân thu gom lại một phần từ các trạm trung chuyển hở, còn trạm ép kín thì hầu như không phân loại mà các xe đổ trục tiếp vào máy ép rác. Phế liệu sau khi phân loại thì được chở đến các địa điểm thu mua phế liệu mà chủ yếu là nhựa và sắt thép, các lon nước uống…

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)