Xử lí và chôn lấp hiện nay

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 71 - 73)

Đến cuối năm 2007, công tác xử lý chất thải rắn đô thị đã được xã hội hóa hoàn toàn bằng vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị đang sử dụng hiện nay bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất compost. Thành phố đang kêu gọi đầu tư vào các nhà máy đốt chất thải rắn và tái sinh năng lượng, là những công nghệ mới, thực hiện đúng định hướng là đa dạng hóa công nghệ xử lý chất thải rắn, tiết kiệm quỹ đất, chất thải được xem như một nguồn tài nguyên.

Công nghệ hiện nay được áp dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố chủ yếu là chôn lấp vệ sinh (85% khối lượng) và sản xuất compost (15% khối lượng).

72

Bảng 3.8 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM 2010

Các dự án dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2015 (đã được lựa

chọn theo tiêu chí và đã ký hợp đồng với sở Tài nguyên & Môi trường)

 Dự án xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt (sản xuất compost và phân hữu cơ) công suất 1.000 tấn/ngày do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa làm chủ đầu tư. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến vào năm 2012

 Dự án xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt (sản xuất compost và phân hữu cơ) công suất 500 tấn/ngày do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến vào năm 2013

 Dự án xây dựng bãi chôn lấp số 3 diện tích 20 ha theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và chôn lấp an toàn chất thải rắn công nghiệp nguy hại và không nguy hại do công ty TNHH MTV Môi trường đô thị làm chủ đầu tư, công suất 2.000 tấn/ngày. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến trong năm 2012

Trong thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị đưa vào vận hành dự án bãi chôn lấp số 3, cũng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách. Hiện nay, 2 nhà đầu tư trong nước là công ty cổ phần phát triển Tâm Sinh Nghĩa và công ty Tasco.

Như vậy, sau nhiều năm vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt/đô thị, từ cuối năm 2007 đến nay, thành phố đảm bảo tiếp nhận an toàn và xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn phát sinh tại thành phố, tạo điều kiện để tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới (sản xuất compost hiếu khí/kị khí và sản xuất

73

phân hữu cơ, đốt/hóa khí kết hợp phát điện, sản xuất vật liệu xây dựng, …) theo hướng tái chế, tái sử dụng và giảm khối lượng chất thải ra bãi chôn lấp nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, với khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, thành phố cần qui hoạch định hướng công nghệ nhằm tiết kiệm quỹ đất đồng thời xác định khu vực để xử lý chất thải rắn trong tương lai sao cho không chỉ phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ mà còn đảm bảo trật tự xã hội và an ninh trong quản lý chất thải rắn.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)