Chôn lấp hợp vệ sinh

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 35 - 37)

Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản, dễ thực hiện có mức độ an toàn cho con người và môi trường cao.

Chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là một khu đất được sử dụng để thiết kế phương pháp thải bỏ CTR sao cho mức độ gây thiệt hại đến môi trường là nhỏ nhất. Trong các BCL hợp vệ sinh, đầu tiên là các hố chôn CTR được đào theo kích thước thiết kế, hệ thống lớp lót và hệ thống thu nước rò rỉ được lắp đặt trước khi tiến hành hoạt động chôn lấp. Chất thải được chôn lấp bằng cách trải rộng trên mặt các hố đào, sau đó được nén và được phủ một lớp đất dày 15cm ở cuối mỗi ngày. Khi BCL đã sử dụng hết công suất thiết kế, một lớp đất hay một vật liệu bao phủ). Sau cùng

36

dày khoảng 60 cm được phủ lên trên. Sau khi bãi rác đóng cửa, diện tích đất BCL có thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt, chăn nuôi, sân chơi thể thao, bãi đậu xe,…

Tùy theo điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa chất thủy văn công trình và điều kiện kinh tế mà bãi chôn lấp sẽ được thiết kế theo 3 loại:

Bãi chôn lấp nổi: Là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng gò đồi). Chất thải được chất thành đống cao 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi chôn lấp phải có các đê không thấm để ngăn chặn nước rỉ rác xâm nhập vào nước mặt xung quanh cũng như nước mặt xung quanh xâm nhập vào bãi chôn lấp.

Bãi chôn lấp chìm: Là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ khai thác cũ, các hào, mương, rãnh,…

Bãi chôn lấp kết hợp : Là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi. Chất thải trong trường hợp này không chỉ được chôn lấp nay hố mà sau đó được chất đống lên trên.

Bãi chôn lấp ở khe núi: Là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao.

37

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)