Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 47 - 48)

Đến nay có 13/14 khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn (trừ khu công nghiệp Tân Phú Trung chưa đấu nối) đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế là 53.000 m3/ngày. Đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp Ban quản lý Các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố và các quận - huyện tăng cường công tác kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; trong đó tập trung xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước, rà soát những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian dài, đã xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần mà chưa khắc phục hoặc cố tình vi phạm kéo dài; trường hợp có đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự thì lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý theo quy định pháp luật. Đã trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chủ trương thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố; thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, thành phố đã xử lý được trên 80 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đã ban hành Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

Đã hoàn chỉnh và chuẩn bị trình phê duyệt quy định khoanh vùng cấm hoạt động khoáng sản, quy định về cấm khai thác cát trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai; hoàn thành và đang chuẩn bị nghiệm thu chương trình đánh giá thực trạng và định hướng quản lý tài nguyên khí tượng thủy văn. Đã phối hợp các tỉnh, thành trong lưu vực triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, chủ động ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước; đảm bảo yêu cầu sử dụng tổng hợp nguồn nước, đáp ứng nhu cầu về cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của 12 tỉnh, thành trên lưu vực; khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (dự án môi trường nước giai đoạn 1).

Thành phố đã làm việc với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh để giải quyết tình trạng ô nhiễm tại kênh Ba Bò, kênh Thầy Cai và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đồng

48

thời đã chấp thuận chủ trương cho Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Miền Nam đầu tư xây dựng căn cứ ứng phó sự cố tràn dầu tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Thành phố cũng đã hoàn thành việc khảo sát và bước đầu triển khai dự án xây dựng Mạng quan trắc động đất thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ. Đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý tài nguyên nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

2.3.1 Về chương trình chống ngập nước đô thị

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các trạm trung chuyển trên địa bàn tphcm. (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)