Các phương pháp làm giảm chấ tơ nhiễm khơng khí từ nguồn 4 8-

Một phần của tài liệu Giáo trình : Kỹ thuật Môi trường. Đại học Đà Lạt (Trang 49 - 50)

a - Đối với SO2

Đối với các quá trình đốt cháy cĩ thể dùng hai phương pháp :

+ Thay thế nhiên liệu : Sử dụng nhiên liệu chứa ít hoặc khơng chứa lưu huỳnh. Nhược điểm của phương pháp này là nhiên liệu khơng cĩ sẵn; mặt khác một số thiết bị đã thiết kế để đốt một loại nhiên liệu nào đĩ khơng dễ dàng chuyển sang dùng nhiên liệu khác.

+ Loại lưu huỳnh ra khỏi nhiên liệu.

- Than đá : Thường chứa khoảng 0,2-0,7% khối lượng lưu huỳnh. Lưu huỳnh tồn tại trong than đá dưới 3 dạng : Pyrit, các hợp chất hữu cơ và các sunfat. Các loại than đá cĩ hàm lượng S cao thường chứa chủ yếu là pyrit. S hữu cơ liên kết trong phân tử chất hữu cơ nên khơng loại được nếu khơng biến đổi hĩa học than. Sunfat trong than thường hàm lượng nhỏ. Pyrit cĩ thể loại khỏi than dựa vào sự khác nhau về tỷ khối giữa FeS2 và than sạch.

Để loại FeS2 người ta nghiền mịn than sau đĩ rửa bằng nước. Ngồi ra cĩ thể loại bằng khơng khí (quá trình khơ) hay kết tủa tĩnh điện.

Khí hĩa than để tạo nhiêu liệu khí cũng cĩ thể loại trừ được S dưới dạng H2S. - Dầu mỏ : Tùy theo cơng nghệ tinh chế mà dầu nhiên liệu chứa từ 0,5-5%S . Nếu hàm lượng S < 1% thì dầu nhiên liệu được coi là chứa ít S .

Việc loại S ra khỏi dầu dựa trên phản ứng giữa dầu và Hydro ở áp suất cao cĩ xúc tác. Quá trình này gọi là loại S bằng Hydro.

b - Đối với NOx

Khác với SO2 , NO được tạo ra do phản ứng giữa N2 và O2 của khơng khí ở nhiệt độ cao trong quá trình đốt cháy. Phụ thuộc vào nhiên liệu dùng

màØ Nox nào đĩ được tạo ra từ các hợp chất N trong chính nhiên liệu đĩ. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo NO là :

+ Nhiệt độ đốt cháy : tốc độ phản ứng tạo NO phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì NO càng lớn.

+ Mức độ pha trộn khơng khí-nhiên liệu-và các sản phẩm cháy. Nếu sự pha trộn nhiên liệu- khơng khí tốt để quá trình cháy diễn ra tốt thì lượng NO tạo thành giảm. Việc pha trộn các sản phẩm cháy được chuyển trở lại trong vùng cháy sẽ làm giảm nhiệt độ ngọn lửa và giảm sự hình thành NO .

+ Tốc độ truyền nhiệt : Nếu nhanh sẽ làm giảm đỉnh nhiệt độ cháy nên giảm sự hình thành NO .

+ Loại nhiên liệu : Nếu cùng phát ra một nhiệt lượng thì mức độ tạo NO giảm dần theo trình tự than đá, dầu mỏ, khí đốt.

Cĩ hai phương pháp làm giảm Nox từ nguồn : * Thay đổi điều kiện vận hành :

- Đốt cháy trong điều kiện ít dư khơng khí, khi đĩ lượng O2 dư ít nên việc tạo NO sẽ giảm.

- Đốt cháy theo hai giai đoạn : Cho lượng khơng khí ít hơn mức cần thiết vào lị trong quá trình đốt, sau đĩ cho lượng khơng khí bổ xung vào ở nhiệt độ thấp hơn để phần nhiên liệu cháy chưa hồn tồn cùng sản phẩm cháy nguội đi trước khi hồn chỉnh quá trình cháy. Do vậy tránh được sự tiếp xúc của N2 và O2 ở nhiệt độ cao. - Tuần hồn kín khí ống khĩi : Một phần khí ống khĩi được chuyển đến vùng ngọn lửa để làm giảm nhiệt độ ngọn lửa và lượng O2 dư.

* Thay đổi điều kiện thiết kế :

Hình dạng lị đốt ảnh hưởng lớn đến sự tạo thành NO. Cùng nhiệt lượng tạo ra, hình dạng lị đốt nào cho nhiệt độ đỉnh cao sẽ tạo nhiều NO hơn hình dạng lị đốt cho nhiệt độ đều.

Một phần của tài liệu Giáo trình : Kỹ thuật Môi trường. Đại học Đà Lạt (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)