NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 67)

TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM – CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

5.1.1 Những mặt ạt ược

Nằm ở trung tâm của Thành phố Cần Thơ, lại có cơ sở hạ tầng khang trang, thể hiện được diện mạo bề thế của Ngân hàng, cùng với uy tín, thương hiệu, tính thích hợp của sản phẩm và mạng lưới phân phối trải rộng, có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, lịch sự, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ đã đạt được những thành tích trong hoạt động tín dụng cá nhân:

- Về cho vay tăng liên tục qua các giai đoạn. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn được Ngân hàng quan tâm nên luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục, công tác thu nợ cũng đạt kết quả khá tốt, đặc biệt là năm 2011 tăng 22,35% so với năm 2010. Song song đó tình hình dư nợ cũng ngày càng tăng, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đạt hiệu quả khá cao. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng vẫn giữ được thị phần, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, uy tín.

- Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại – dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ thực hiện đa dạng hóa các đối tượng đầu tư và phân tán rủi ro trong thời gian tới.Với một tương lai không xa Ngân hàng sẽ phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để tăng trưởng tín dụng, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực.

- Ngân hàng thường xuyên tham gia vào những chương trình vì mục đích xã hội như: quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hỗ trợ người nghèo… nhằm giới thiệu và đưa Ngân hàng đến gần người dân hơn. Những hoạt động trên cũng góp phần giới thiệu hình ảnh Ngân hàng đến đông đảo người dân, nâng cao uy tín, hiệu quả huy động vốn và hoạt động cho vay của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ.

- Sự nỗ lực của cán bô tín dụng, tích cực trong công tác thu nợ và đôn đốc của Ban lãnh đạo chi nhánh đã góp phần làm nâng cao hiệu quả thu nợ, doanh số thu nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

57

5.1.2 Hạn chế

- Ngân hàng chỉ chú trọng đến cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chưa được đáp ứng nhiều. Do đó, Ngân hàng vẫn chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa phương.

- Tỷ lệ dư nợ cá nhân trên tổng vốn huy động giảm chứng tỏ nguồn vốn huy động chưa sử dụng hết cho hoạt động cho vay cá nhân. Trong những năm tới Ngân hàng cần tăng tỷ lệ này ở mức hợp lý hơn.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng luôn tăng nhanh trong những năm qua nhưng bên cạnh đó nợ xấu của Ngân hàng vẫn tăng mạnh,nợ xấu vượt mức an toàn 3% mà Ngân hàng Nhà nước khuyến khích điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng chưa thật sự tốt. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định hồ sơ vay cũng như mục đích vay của khách hàng để có quyết định giải ngân chính xác hơn trong thời gian tới.

- Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ đang có dấu hiệu giảm dần. Trong khi đó, cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng luôn trên 90% và luôn tăng trong thời gian qua, lẽ ra vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ không thể giảm. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ đang có vấn đề và chưa thật sự tốt.

- Ngoài ra những yếu tố khách quan như lạm phát, giá xăng dầu tăng cao, tình hình kinh tế biến động và sức ép lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng.

Để khắc phục những hạn chế trên, em xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng trong thời gian sắp tới.

5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG C O CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM – CẦN THƠ

5.2.1 Đối v i công tác cho vay

Hiện nay trong cơ cấu cho vay cá nhân thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn. Vì thế Ngân hàng cần chú trọng hơn mảng tín dụng trung và dài hạn để có thể khai thác hết tiềm năng của thị trường mình đang có.

Vì vậy để tăng doanh số cho vay ở tất cả các mục đích cũng như các loại thời hạn đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Cải tiến quy trình cho vay, rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đến nộp đơn xin vay đến lúc được giải ngân càng ngắn càng tốt, đi kèm với những thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ sẽ có tác động rất lớn đến tâm lý khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

- Mở rộng đối tượng cho vay không nên tập trung cho vay vào một số đối tượng chính, truyền thống, khách hàng có uy tín đã giao dịch trong thời gian dài nhưng bên cạnh đó cũng phải kết hợp công tác lựa chọn khách hàng để tránh gây tổn thất sau này.

- Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ

58

nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm. Ưu đãi về lãi suất cho vay, sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn. Chẳng hạn đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, hoàn trả nợ vay đúng hạn khi có thêm nhu cầu về vốn thì nên áp dụng mức lãi suất mềm hay thấp hơn mức lãi suất thông thường. Đây cũng là biện pháp góp phần làm cho Ngân hàng giữ được khách hàng hiện tại.

- Đa dạng hình thức tín dụng: Ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chiết khấu giấy tờ có giá, đi kèm theo đó là dịch vụ tư vấn cho các khách hàng muốn thiết lập dự án, hồ sơ vay vốn, tư vấn về mặt kế toán, hệ thống sổ sách một cách minh bạch và chính xác. Điều này không những giúp cho chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, tạo uy tín vững chắc cho ngân hàng, tăng được nguồn thu cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân.

- Cho vay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và không đầu tư một lượng vốn quá lớn vào một số ít khách hàng hay một số ít đối tượng ngành nghề, lĩnh vực… Từ đó hạn chế sự chênh lệch tỷ trọng giữa các mục đích sử dụng vốn, hay ở các loại thời hạn tín dụng. Bằng cách tăng cường tìm kiếm khách hàng vay. Qua đó một phần có thể hạn chế rủi ro, phân tán rủi ro và cũng góp phần làm tăng trưởng tín dụng.

- Tăng cường hơn nữa các công tác quảng cáo, hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm đưa tên tuổi Ngân hàng đến gần với người dân hơn đặc biệt sau lần đổi tên này thì cái tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam vẫn còn rất xa lạ đối với người dân.

5.2.2 Đối v i công tác thu nợ

Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt và duy trì kết quả đạt được trong những năm tiếp theo cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cần phân nhóm khách hàng cá nhân thành những nhóm nhỏ để dễ tiến hành giám sát, phân công theo dõi quá trình sử dụng vốn, theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Đối với khoản nợ quá hạn, khó đòi tùy tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn, khi đó Ngân hàng có thể cho vay thêm khoản vay này trong một khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, nợ tồn đọng kéo dài.

- Đại bộ phận người dân ở địa phương thường dựa vào sự phán đoán và trí nhớ của mình để nhớ thời gian trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, trong sổ vay vốn của khách hàng có ghi thời hạn trả nợ theo quý hay theo kỳ gốc nhưng đó lại là ngôn ngữ sử dụng trong ngân hàng còn người dân thì không hiểu rõ về

59

những từ ngữ chuyên ngành này. Việc này thường dẫn đến nhầm lẫn thời gian trả nợ ngân hàng, khách hàng sẽ bị phạt vì trễ hạn. Cho nên cán bộ tín dụng phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng, đôn đốc khách hàng khi sắp tới thời gian trả lãi ngân hàng. Có như thế công tác thu hồi nợ của ngân hàng sẽ ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

- Nâng cao công tác thu hồi nợ bằng việc cung cấp thông tin chi tiết về khoản vay cho khách hàng là cách dễ thực hiện và khả thi nhất. Cán bộ tín dụng có thể cung cấp chi tiết những thông tin về thời hạn trả nợ, về phương thức vay của mỗi khách hàng cụ thể kèm với sổ vay vốn để khách hàng đó tiện theo dõi.

- Bên cạnh đó, nên tạo những động cơ khuyến khích cho khách hàng nâng cao ý thức trả nợ đúng hạn như: ưu tiên xem xét hồ sơ, thời gian thẩm định và giải ngân ở lần vay vốn sau nếu khách hàng trả nợ đúng hạn ở lần vay trước…

- Khi khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét gia hạn hoặc điều chỉnh lại thời hạn trả nợ cho khách hàng nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn nóng trên thị trường để trả nợ cho ngân hàng hoặc đảo nợ.

- Ngay sau khi có những biến động lớn về giá trị tài sản đảm bảo do hao mòn vô hình hay hữu hình, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo cho phù hợp với mức đảm bảo tiền vay của tài sản đó.

5.2.3 Đối v i nợ xấu

Vấn đề nợ xấu hiện nay đang là điểm nóng đối với các ngân hàng cũng như Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ. Vì vậy để hạn chế nợ xấu, Ngân hàng cần:

- Tăng cường công tác thẩm định: là công tác quan trọng của cán bộ tín dụng, giữ vị trí quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phòng ngừa rủi ro. Hồ sơ vay trước khi trình lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét khả năng tài chính của khách hàng… Do vậy, nếu chỉ giao cho một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì thế ngân hàng nên thành lập thêm phòng tín dụng riêng.

+ Phân tích, đánh giá chính xác thông tin về khách hàng: việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Do đó, để hoạt động đầu tư của Ngân hàng có hiệu quả, cần phân tích, đánh giá khách hàng ở những nội dung sau:

+ Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng

+ Đánh giá năng lực tài chính nhằm giúp ngân hàng nắm được thực trạng sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của khách hàng

+ Đánh giá cơ sở vật chất, tài sản đảm bảo của khách hàng + Xem xét mục đích xin vay cũng như tính khả thi của dự án

60

+ Phân tích chất lượng và phân loại các khoản vay để đưa ra kế hoạch kiểm tra, dự phòng rủi ro và xử lý kịp thời nợ có vấn đề (nợ xấu).

- Kiểm tra định kỳ sau giải ngân: kiểm tra trên các mặt như: tình hình sử dụng vốn vay có đạt hiệu quả hay không, có đúng mục đích theo các cam kết trong hợp đồng về sử dụng vốn vay không, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng đảm bảo tiền vay như thế nào… để có thể phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn của nợ xấu. Công việc này phải được tiến hành định kỳ và đột xuất đối với tất cả các khoản vay.

- Kiểm tra đột xuất: được thực hiện cùng với bước kiểm tra định kỳ khi Ngân hàng phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phải quan tâm đến một số giải pháp sau: - Ngân hàng phải chú trọng việc theo dõi những biến động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến Ngân hàng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chính sách tín dụng cho Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt như: sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, lạm phát, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường…

Việc mở rộng hoạt động tín dụng luôn phải gắng với việc đánh giá lại chất lượng tín dụng, không thể chỉ tập trung vào tăng trưởng tín dụng mà quên đi việc xem xét tính khả thi của dự án xin vay, khả năng đảm bảo tiền vay của khách hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng là trên hết.

- Ngân hàng cần phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác tín dụng. Tăng cường tuyển dụng thêm cán bộ tín dụng vì khối lượng công việc ngày càng quá nhiều nhưng hiện nay số lượng cán bộ tín dụng ở Ngân hàng còn rất ít.

- Tổng kết sơ bộ tình hình cho vay của mỗi cán bộ tín dụng từ đó rút ra được những mặt làm được và chưa làm được để có hướng đề ra kế hoạch cho kỳ sắp tới được tốt hơn.

61

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trước tình hình hội nhập, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nền kinh tế có nhiều biến động, điều này làm cho hoạt động của Ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn nhưng đồng thời nó cũng tạo nhiều cơ hội mới cho hoạt động của ngân hàng. Với vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng vững chắc đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng vững chắc.

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ cho thấy tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Chi nhánh nhìn chung là tương đối tốt:

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cá nhân có chiều hướng tăng cao, tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp nhưng có xu hướng giảm. Trong thời gian tới, để nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân chi nhánh cần tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 67)