Phân tích nợ xấu cá nhân theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 54)

Nếu phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đặc biệt năm 2012 nợ xấu ngắn hạn chiếm đến 655 triệu đồng tăng 69,69% so với năm 2011. Tình hình cụ thể như sau:

44 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ t ọng (%) 2011 Tỷ t ọng (%) 2012 Tỷ t ọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 308 59,57 386 64,12 655 55,23 78 25,32 269 69,69 T ung và dài hạn 209 40,43 216 35,88 531 44,77 7 3,35 315 145,83 Tổng 517 100 602 100 1.186 100 85 16,44 584 97,01

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

45

Bảng 4.14 Nợ xấu cá nhân theo thời hạn tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2012 và

6 tháng đầu năm 2013 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng ầu năm 2012 Tỷ t ọng (%) 6 tháng ầu năm 2013 Tỷ t ọng (%) Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 281 60,56 198 64,08 -83 -29,54 T ung và dài hạn 183 39,44 111 35,92 -72 -39,34 Tổng 464 100 309 100 -155 -33,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu cá nhân của Ngân hàng đang tăng cao ở cả hai khoản mục ngắn hạn, trung và dài hạn. Thực trạng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng. Bởi vì doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung vào ngắn hạn nên nếu phát sinh tình trạng nợ xấu thì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn là 308 triệu đồng chiếm 59,57% tỷ trọng nợ xấu cá nhân của ngân hàng. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn tăng 25,32% so với năm 2010; năm 2012 nợ xấu ngắn hạn là 655 triệu đồng tăng 69,69% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình thời tiết, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng rất nhiều đến các mô hình sản xuất nông nghiệp của người dân làm giảm nguồn thu nhập của họ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu đang giảm ở mức 29,54% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn tăng cao một phần cũng là do những năm trước, ngân hàng thực hiện chính sách đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhiều dự án, hồ sơ vay không được kiểm soát cẩn thận, chặt chẽ nên để lại nợ xấu cho những năm về sau.

Đối với nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ xấu ngắn hạn nhưng nhìn chung cũng không có những con số khả quan. Năm 2010, nợ xấu trung và dài hạn là 209 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,43% tổng nợ xấu của năm; đến năm 2011 nợ xấu là 216 triệu đồng, tương đương tăng 3,35% so với năm 2010; năm 2012 nợ xấu này tiếp tục tăng 145,83% so với năm 2011. Nguyên nhân là các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán và đầu tư bất động sản của người dân trong giai đoạn này không thể nào thu hồi lại vốn vì tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn cộng vào đó là sự đóng băng của thị trường bất động sản. Tuy giá nhà đất đã có giảm nhưng vẫn còn rất cao khiến tâm lý người dân là chờ giá giảm thêm nữa nên thị trường này vẫn còn rất ảm đảm. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu diễn biến theo chiều hướng tốt, nợ xấu trung và dài hạn giảm 39,34% so với 6 tháng đầu năm 2012 tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn còn rất nhỏ khoảng 72 triệu đồng. Trong

46

thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu giúp nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

Nợ xấu cá nhân tuy không lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến tình hình chất lượng tín dụng chung của ngân hàng. Năm 2010 nợ xấu ở mức cao một phần cũng là do dư âm của khủng hoảng kinh tế từ những năm 2008, 2009 làm khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng có chút khó khăn mặc dù kinh tế 2010 được cải thiện đôi chút. Sang năm 2012, giá xăng dầu leo thang, có nhiều đợt điều chỉnh tuy nhiên giảm xuống thì ít, đợt điều chỉnh tăng thì nhiều đẩy giá sản phẩm tiêu dùng cũng như là sinh hoạt của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát đã được giảm xuống tuy nhiên vẫn còn rất cao, người dân thực hiện thắt chặt chi tiêu làm hàng tồn kho tăng, thu nhập doanh nghiệp và người dân giảm sút ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ ngân hàng.

4.4.2 Phân tích nợ xấu cá nhân theo mục ích sử dụng vốn

Nhìn chung thì các khoản nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian này tăng mạnh, tăng nhiều nhất là vào năm 2012 tăng 97,01% so với năm 2011. Cụ thể qua bảng số liệu dưới đây như sau:

47 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ t ọng (%) 2011 Tỷ t ọng (%) 2012 Tỷ t ọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiêu dùng 71 13,73 68 11,30 102 8,60 -3 -4,23 34 50,00

Bổ sung vốn kinh doanh 210 40,62 300 49,83 510 43,00 90 42,86 210 70,00

Mua nhà, sửa nhà 128 24,76 112 18,60 371 31,28 -16 -12,50 259 231,25

Mua xe 100 19,34 110 18,27 183 15,43 10 10,00 73 66,36

Khác 8 1,55 12 1,99 20 1,69 4 50,00 8 66,67

Tổng 517 100 602 100 1.186 100 85 16,44 584 97,01

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

48

Bảng 4.16 Nợ xấu cá nhân theo mục đích tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và

6 tháng đầu năm 2013 Đơn ị tính: T iệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng ầu năm 2012 Tỷ t ọng (%) 6 tháng ầu năm 2013 Tỷ t ọng (%) Chênh lệch Số tiền % Tiêu dùng 82 17,67 78 25,24 -4 -4,88 Bổ sung vốn kinh doanh 189 40,73 95 30,74 -94 -49,74 Mua nhà, sửa nhà 110 23,71 69 22,33 -41 -37,27 Mua xe 74 15,95 60 19,42 -14 -18,92 Khác 9 1,94 7 2,27 -2 -22,22 Tổng 464 100 309 100 -155 -33,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Về mục đích tiêu dùng, nợ xấu năm 2011 giảm 4,23% so với năm 2010; năm 2012 tăng 50% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong những năm này tình hình kinh tế diễn biến khó khăn, tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề nóng nên khả năng chi trả cho những món nợ ngân hàng của người dân bị hạn chế làm tăng nợ xấu. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiêu dùng đã giảm 4 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Kinh tế khó khăn, giá tiêu dùng tăng cao nhưng lương công nhân viên thì lại không tăng, buộc khách hàng vay phải để quá hạn những khoản nợ của mình, điều này cho thấy tình hình chung của nền kinh tế ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Nợ xấu bổ sung vốn kinh doanh cũng tăng khá cao năm 2011 là 300 triệu đồng tăng 42,86% so với năm 2010, đến năm 2012 nợ xấu tăng 70% so với năm 2011; sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu này được giảm đến 49,74%. Một số cá nhân kinh doanh ở quy mô vừa phải thì có hiệu quả, theo cảm tính họ tiếp tục mở rộng quy mô, thế nhưng với kinh nghiệm còn hạn chế làm họ gặp phải những thất bại gây khó khăn cho việc trả nợ. Nguyên nhân nợ xấu ở mục đích này tăng cao cũng do việc khách hàng sử dụng sai mục đích và dự án không khả thi gây ra thất bại. Bên cạnh đó phương thức kinh doanh vay vốn để đầu tư vào bất động sản trong thời gian này cũng làm tăng nợ xấu cho Ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc thẩm định hồ sơ cũng như theo dõi dự án vay vốn của khách hàng. Chuyển sang năm 2013 tình hình nợ xấu ở khoản mục này đang được kiểm soát tốt, cho thấy công tác tái cơ cấu và đổi tên của ngân hàng đang phát huy hiệu quả.

49

Về mục đích mua nhà, sửa nhà thì nợ xấu vẫn tăng cao, năm 2010 nợ xấu ở mục đích này là 128 triệu đồng sang năm 2011 nợ xấu giảm 12,50%, năm 2012 lại tăng rất mạnh 231,25% và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì đạt con số 69 triệu đồng giảm 37,27% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực bất động sản cũng không khả quan, giá nhà đất đã giảm nhưng vẫn còn rất cao trong khi đó thì tiền lương của người dân thì không được tăng theo. Tuy được cho vay để trả góp thế nhưng vẫn rất khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn. Bước sang 2013 thị trường nhà đất vẫn còn rất ảm đạm.

Về khoản nợ xấu ở mục đích mua xe cũng tăng cao nguyên nhân là do một số bộ phận cá nhân chạy theo xu hướng thị trường sắm xe riêng để phục vụ cho mục đích cá nhân giải trí, du lịch… những việc không thể đem về nguồn thu lợi nhuận này đã làm trì trệ thêm việc trả nợ ngân hàng. Đây cũng là một phần thiếu sót trong công tác thẩm định của Ngân hàng. Và việc chạy theo chỉ tiêu của cấp trên cố gắng giải ngân của các cán bộ ngân hàng cũng đã làm tăng tình trạng nợ xấu. Cụ thể trong năm 2011 nợ xấu ở mục đích mua xe là 110 triệu đồng tăng 10% so với năm 2010; năm 2012 tăng thêm 66,36% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm 18,92% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bước sang năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng đang giảm dần tuy chỉ là những con số nhỏ, không đáng kể so với tổng nợ xấu của Ngân hàng nhưng cũng đã thể hiện nổ lực của tập thể cán bộ Ngân hàng trong công tác thẩm định hồ sơ vay, xử lý nợ xấu. Trong thời gian tới khi cái tên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chính thức được dựng lên sẽ hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp và khả quan hơn nữa trong nền tài chính Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.3 Phân tích nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ

Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu là các món nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Sau đây xin được phân tích nợ xấu của VNCB – Cần Thơ theo 3 nhóm nợ trên:

Bảng 4.17 Nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ của tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

Đơn ị tính: T iệu đồng Nhóm nợ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % tiền Số % Nhóm 3 444 487 171 43 9,68 -316 -64,89 Nhóm 4 73 - - -690 -945 - - Nhóm 5 - 115 1.015 115 - 900 782,61 Tổng nợ xấu cá nhân 517 602 1.186 85 16,44 584 97,01

50

Bảng 4.18 Nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ của tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn ị tính: T iệu đồng Nhóm nợ ầu năm 6 tháng 2012 6 tháng ầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền %

Nợ dưới tiêu chuẩn(N3) 62 80 18 29,03

Nợ nghi ngờ (N4) - - - -

Nợ có khả năng mất vốn (N5) 344 280 -64 -18,60

Tổng nợ xấu cá nhân 464 309 -155 -33,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng có biến động, trong đó thì nợ nhóm 4 đã không xuất hiện trong năm 2011, 2012 và cả 6 tháng đầu năm 2013 đây cũng là một điều khả quan khi nhìn trên mặt bằng chung.

Nợ nhóm 3 thì tăng giảm không đều qua các năm, đặc biệt nợ nhóm 3 giảm tới 64,% trong năm 2012 so với 2011. Điều này được lý giải là do trong nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng làm ăn không hiệu quả nên trả nợ trễ hạn làm tăng các nhóm nợ xấu của ngân hàng lên trong năm 2011 là 487 triệu đồng, tăng 9,68% so với 2010. Nhưng con số này đã giảm đi đáng kể trong năm 2012 nhờ vào công tác thu hồi nợ, đôn đốc các món nợ trong hạn được Ngân hàng thực hiện ngày càng chặt chẽ nên cũng đã làm giảm nợ xấu đi phần nào, đây cũng là một bước để góp phần hạn chế nợ xấu của Ngân hàng.

Tuy nợ nhóm 3 và nhóm 4 của Ngân hàng có những tiến triển tốt thì nợ nhóm 5 lại tăng lên đột biến. Nếu như năm 2010 không xuất hiện nợ nhóm 5 sang năm 2011 nợ nhóm 5 là 115 triệu đồng thì đến năm 2012 nhóm nợ này tăng lên đến 1.015 triệu đồng, kinh tế ngày càng khó khăn, sản xuất kinh doanh trì trệ thì các món nợ bị chuyển sang nhóm 5 ngày càng nhiều. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khả năng thu hồi vốn từ các khách hàng này là hết sức khó khăn. Mặc dù cán bộ tín dụng đã sử dụng rất nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhưng tỷ lệ thu hồi được vẫn còn rất thấp. Do các tài sản đảm bảo khó bán trên thị trường đấu giá, các tranh chấp trong việc xử lý thu hồi nợ, đưa ra tòa phát mãi tài sản lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí nhưng khả năng thu hồi nợ lại không cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp theo dõi nhóm nợ này chặt chẽ hơn nữa để thu hồi nợ một cách nhanh chóng.

Nhìn chung: Chỉ riêng khoản mục nợ xấu cá nhân của Ngân hàng cũng không thể kết luận được gì về tình hình hoạt động của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ tuy nhiên ta cũng có thể thấy chính những khoản cho vay tập trung vào bất động sản đã khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu

51

tăng cao thêm vào đó là những khó khăn khách quan đến từ chính nền kinh tế của chúng ta như lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng… Hiện tại Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, tiền thân Ngân hàng Xây dựng là Trustbank sẽ sử dụng các nguồn lực từ các tập đoàn, tổ chức, cá thể kinh tế tư nhân để tự tái cơ cấu mà không sử dụng ngân sách Nhà nước. Tập đoàn Thiên Thanh hiện đang là đối tác chiến lược của Ngân hàng, tập đoàn chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản, thương mại và ô tô.

4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THÔNG QU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH HÀNG THÔNG QU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Từ những bảng số liệu đã phân tích, em xin tổng hợp lại và tính toán một số chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ:

52 Chỉ tiêu Đ n v tính 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Tổng vốn huy ộng Triệu đồng 894.850 944.505 1.095.765 584.800 833.255

Doanh số cho vay cá nhân Triệu đồng 108.106 120.033 150.806 61.413 70.003

Doanh số thu nợ cá nhân Triệu đồng 86.310 95.288 116.200 56.112 65.481

Tổng dư nợ Triệu đồng 28.537 53.282 87.888 58.583 63.105 Tổng nợ xấu Triệu đồng 1.450 1.105 2.285 1.209 1.298 Tổng dư nợ t ên VHĐ % 3,19 5,64 8,02 10,02 7,57 Hệ số thu nợ cá nhân % 79,84 79,38 77,05 91,37 93,54 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 54)