Phân tích nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 62)

Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu là các món nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Sau đây xin được phân tích nợ xấu của VNCB – Cần Thơ theo 3 nhóm nợ trên:

Bảng 4.17 Nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ của tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

Đơn ị tính: T iệu đồng Nhóm nợ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % tiền Số % Nhóm 3 444 487 171 43 9,68 -316 -64,89 Nhóm 4 73 - - -690 -945 - - Nhóm 5 - 115 1.015 115 - 900 782,61 Tổng nợ xấu cá nhân 517 602 1.186 85 16,44 584 97,01

50

Bảng 4.18 Nợ xấu cá nhân theo nhóm nợ của tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn ị tính: T iệu đồng Nhóm nợ ầu năm 6 tháng 2012 6 tháng ầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền %

Nợ dưới tiêu chuẩn(N3) 62 80 18 29,03

Nợ nghi ngờ (N4) - - - -

Nợ có khả năng mất vốn (N5) 344 280 -64 -18,60

Tổng nợ xấu cá nhân 464 309 -155 -33,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng có biến động, trong đó thì nợ nhóm 4 đã không xuất hiện trong năm 2011, 2012 và cả 6 tháng đầu năm 2013 đây cũng là một điều khả quan khi nhìn trên mặt bằng chung.

Nợ nhóm 3 thì tăng giảm không đều qua các năm, đặc biệt nợ nhóm 3 giảm tới 64,% trong năm 2012 so với 2011. Điều này được lý giải là do trong nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng làm ăn không hiệu quả nên trả nợ trễ hạn làm tăng các nhóm nợ xấu của ngân hàng lên trong năm 2011 là 487 triệu đồng, tăng 9,68% so với 2010. Nhưng con số này đã giảm đi đáng kể trong năm 2012 nhờ vào công tác thu hồi nợ, đôn đốc các món nợ trong hạn được Ngân hàng thực hiện ngày càng chặt chẽ nên cũng đã làm giảm nợ xấu đi phần nào, đây cũng là một bước để góp phần hạn chế nợ xấu của Ngân hàng.

Tuy nợ nhóm 3 và nhóm 4 của Ngân hàng có những tiến triển tốt thì nợ nhóm 5 lại tăng lên đột biến. Nếu như năm 2010 không xuất hiện nợ nhóm 5 sang năm 2011 nợ nhóm 5 là 115 triệu đồng thì đến năm 2012 nhóm nợ này tăng lên đến 1.015 triệu đồng, kinh tế ngày càng khó khăn, sản xuất kinh doanh trì trệ thì các món nợ bị chuyển sang nhóm 5 ngày càng nhiều. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khả năng thu hồi vốn từ các khách hàng này là hết sức khó khăn. Mặc dù cán bộ tín dụng đã sử dụng rất nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhưng tỷ lệ thu hồi được vẫn còn rất thấp. Do các tài sản đảm bảo khó bán trên thị trường đấu giá, các tranh chấp trong việc xử lý thu hồi nợ, đưa ra tòa phát mãi tài sản lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí nhưng khả năng thu hồi nợ lại không cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp theo dõi nhóm nợ này chặt chẽ hơn nữa để thu hồi nợ một cách nhanh chóng.

Nhìn chung: Chỉ riêng khoản mục nợ xấu cá nhân của Ngân hàng cũng không thể kết luận được gì về tình hình hoạt động của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – Cần Thơ tuy nhiên ta cũng có thể thấy chính những khoản cho vay tập trung vào bất động sản đã khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu

51

tăng cao thêm vào đó là những khó khăn khách quan đến từ chính nền kinh tế của chúng ta như lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng… Hiện tại Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, tiền thân Ngân hàng Xây dựng là Trustbank sẽ sử dụng các nguồn lực từ các tập đoàn, tổ chức, cá thể kinh tế tư nhân để tự tái cơ cấu mà không sử dụng ngân sách Nhà nước. Tập đoàn Thiên Thanh hiện đang là đối tác chiến lược của Ngân hàng, tập đoàn chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản, thương mại và ô tô.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 62)